Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 7Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 7 Đề bài I. Trắc nghiệm: Câu 1: Dòng điện chạy qua đèn nào sau đây làm phát sáng chất khí? A. Đèn của bút thử điện B. Đèn LED C. Đèn dây tóc đui cài D. Đèn dây tóc đui xoáy Câu 2: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện dương. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây? A.Vật đó nhận thêm điện tích dương B.Vật đó mất bớt điện tích dương C.Vật đó nhận thêm electron D.Vật đó mất bớt electron Câu 3: Trong các vật dưới đây, vật nào không có chứa electron tự do? A.Một đoạn dây đồng B.Một đoạn dây sắt C.Một đoạn dây thép D.Một đoạn dây nhựa Câu 4: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện? A. Nhựa B. Cao su C. Than chì D. Gỗ khô Câu 5: Ta nhận biết được vật nhiễm điện dương vì vật đó có khả năng: A. Đẩy thanh nhựa đã cọ xát vào mảnh vải khô B. Hút cực bắc của kim nam châm C. Hút cực dương của nguồn điện D. Đẩy thanh thủy tinh bị cọ xát vào lụa Câu 6: Thiết bị điện nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Bóng đèn dây tóc B. Quạt máy C. Nồi cơm điện D. Bàn ủi Câu 7: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây? A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin B. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa C. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô D. Áp sát thước nhựa vào một đầu của một thanh nam châm Câu 8: Dùng một mảnh len cọ sát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao? A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt B. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm C. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên Câu 9: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện? A. Các hạt mang điện tích dương C. Các hạt nhân nguyên tử B. Các hạt mang điện tích âm D. Các nguyên tử Câu 10: Chọn phát biểu sai A. Bóng đèn tròn phát sáng là do dòng điện chạy qua dây tóc, làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng B. Điôt phát quang phát sáng là do các bản cực nóng lên và phát sáng C. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí trong đèn. D. Bóng đèn huỳnh quang phát sáng là do dòng điện kích thích lớp bột phát quang được phủ bên thành trong bóng đèn phát sáng Câu 11: Vật dụng nào sau đây không có dòng điện chạy qua A. Điện thoại đang thực hiện cuộc gọi B. Loa đang phát nhạc C. Bòng đèn đang sáng D. Ti vi chưa cắm điện Câu 12: Chọn câu trả lời đúng: Đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau thì: A. Có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu B. Chúng hút nhau rồi sau đó lại đẩy nhau C. Chúng luôn hút nhau D. Chúng luôn đẩy nhau Câu 13: Dụng cụ nào dưới dây hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện A. Bóng đèn dây tóc B. Bóng đèn bút thử điện C. Đèn LED D. Quạt điện Câu 14: Dòng điện trong kim loại là gì? A. Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng B. Là dòng các electron dịch chuyển có hướng C. Là dòng các hạt nhân nguyên tử dịch chuyển có hướng D. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng Câu 15: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện? A. Dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật các cơ B. Dòng điện chạy qua quạt là quạt quay C. Dòng điện chạy qua bếp điện làm bếp điện nóng lên D. Dòng điện chạy qua mỏ hàn làm mỏ hàn nóng lên Câu 16, Vật liệu nào sau đây là chất cách điện? A. Nhôm B. Sắt C. Bạc D. Nhựa Câu 17: Để mạ kẽm cho một dây thép thì cách làm nào sau đây là đúng A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch B. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này C. Nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch này một thời gian. D. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch này một thời gian. Câu 18: Nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng hóa học C. Tác dụng từ D. Tác dụng sinh lý Câu 19: Chất nào sau đây là chất cách điện tốt nhất A. Sứ B. Cao su C. Nhựa D. Gỗ Câu 20: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây A. Tác dụng phát sáng B. Tác dụng phát ra âm thanh C. Tác dụng từ D. Tác dụng hóa học II: Tự luận Câu 1 (2đ): a, Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Hãy giải thích tại sao? b, Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện, trong đó lược nhựa nhiễm điện âm. + Hỏi sau khi chải tóc, tóc bị nhiễm điện gì? + Vì sao có những lần chải tóc, ta thấy có một vài sợi tóc dựng thẳng đứng lên? Câu 2 (2,5đ) a, Nêu quy ước chiều dòng điện? b, Hãy dùng các kí hiệu, vẽ lại sơ đồ mạch điện sau và dung mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện vừa vẽ. Câu 3 (0,5đ): Có 5 vật A, B, C, D, E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A đẩy B, B hút C, C hút D và D đẩy E. Hỏi A và E nhiễm điện cùng loại hay khác loại? Lời giải chi tiết PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Phương pháp: Câu 1: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điot phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. Bóng đèn bút thử điện phát sáng do vùng chất khí ở giữa hai đầu dây này phát sáng. Cách giải: Bóng đèn bút thử điện sáng do chất khí bên trong đèn phát sáng. Chọn A. Câu 2: Phương pháp: Các vật bình thường trung hòa về điện, khi vật mất bớt electron thì nó nhiễm điện dương, khi nó nhận thêm electron thì nó nhiễm điện âm. Cách giải: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện dương. Đó là do vật đó mất bớt electron Chọn D. Câu 3: Phương pháp: Vật dẫn điện là vật chứa các hạt mang điện tự do, trong kim loại có nhiều electron tự do nên kim loại dẫn điện tốt. Ví dụ: Nhôm, đồng, sắt…. Các vật không chứa các hạt mang điện tự do (như electron) thì không dẫn điện, được gọi là vật cách điện: Ví dụ; cao su, nhựa, thủy tinh… Cách giải: Vật dẫn điện là vật chứa các hạt mang điện tự do, trong kim loại có nhiều electron tự do nên kim loại dẫn điện tốt. Ví dụ: Nhôm, đồng, sắt…. Các vật không chứa các hạt mang điện tự do (như electron) thì không dẫn điện, được gọi là vật cách điện: Ví dụ; cao su, nhựa, thủy tinh… Vậy trong các vật dưới đây thì một đoạn dây nhựa không có chứa electron tự do. Chọn D. Câu 4: Phương pháp: Vật dẫn điện là vật chứa các hạt mang điện tự do, trong kim loại có nhiều electron tự do nên kim loại dẫn điện tốt. Ví dụ: Nhôm, đồng, sắt, ruột bút chì…. Các vật không chứa các hạt mang điện tự do (như electron) thì không dẫn điện, được gọi là vật cách điện: Ví dụ; cao su, nhựa, thủy tinh… Cách giải: Vật dẫn điện là vật chứa các hạt mang điện tự do, trong kim loại có nhiều electron tự do nên kim loại dẫn điện tốt. Ví dụ: Nhôm, đồng, sắt, than chì…. Các vật không chứa các hạt mang điện tự do (như electron) thì không dẫn điện, được gọi là vật cách điện: Ví dụ; cao su, nhựa, thủy tinh… Vậy trong số các chất dưới đây, than chì không phải là chất cách điện. Chọn C. Câu 5: Phương pháp: Các vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô nhiễm điện âm. Thủy tinh cọ xát vào lụa nhiễm điện dương. Cách giải: Các vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô nhiễm điện âm. Thủy tinh cọ xát vào lụa nhiễm điện dương. Nên vật nhiễm điện dương đẩy thanh thủy tinh bị cọ xát vào lụa. Chọn D. Câu 6: Phương pháp: Dòng điện có tác dụng: nhiệt, từ, quang, hóa học, sinh lý. Bàn ủi, nồi cơm điện, bóng đèn dây tóc hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. Quạt máy hoạt động không dựa vào tác dụng nhiệt. Cách giải: Thiết bị hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện là: bóng đèn dây tóc; nồi cơm điện; bàn ủi. Thiết bị hoạt động không dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện là quạt máy. Chọn B. Câu 7: Phương pháp: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Cách giải: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. Chọn C. Câu 8: Phương pháp: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Cách giải: Dùng một mảnh len cọ sát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện Chọn C. Câu 9: Phương pháp: Dòng điện là dòng các hạt điện tích tự do dịch chuyển có hướng. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện. Cách giải: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện. Nên dòng các nguyên tử dịch chuyển không tạo thành dòng điện. Chọn D. Câu 10: Phương pháp: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điot phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. Cách giải: Điot phát quang phát sáng không phải là do các bản cực nóng lên và phát sáng. Chọn B. Câu 11: Phương pháp: Khi có dòng điện chạy qua dụng cụ điện thì dụng cụ điện hoạt động. Ti vi chưa cắm điện thì không có dòng điện chạy qua. Cách giải: Khi có dòng điện chạy qua dụng cụ điện thì dụng cụ điện hoạt động. Ti vi chưa cắm điện thì không có dòng điện chạy qua. Chọn D. Câu 12: Phương pháp: Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, nhiễm điện trái dấu thì hút nhau. Cách giải: Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, nhiễm điện trái dấu thì hút nhau. Do đó khi đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau thì chúng có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu. Chọn A. Câu 13: Phương pháp: Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng. Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điot phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. Cách giải: Bóng đèn dây tóc hoạt động nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện. Chọn A. Câu 14: Phương pháp: Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng. Cách giải: Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng. Chọn B. Câu 15: Phương pháp: Tác dụng sinh lý của dòng điện là khi dòng điện đi qua cơ thể gây co giật các cơ. Cách giải: Tác dụng sinh lý của dòng điện là khi dòng điện đi qua cơ thể gây co giật các cơ. Chọn A. Câu 16: Phương pháp: Vật liệu không cho dòng điện chạy qua là vật cách điện, ví dụ như: Nhựa, cao su,… Cách giải: Vật liệu không cho dòng điện chạy qua là vật cách điện, ví dụ như: Nhựa, cao su,… Vậy nhựa là vật liệu cách điện. Chọn D. Câu 17: Phương pháp: Để mạ kẽm cho một dây thép thì nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch này một thời gian. Cách giải: Để mạ kẽm cho một dây thép thì nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch này một thời gian. Chọn D. Câu 18: Phương pháp: Nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện. Cách giải: Nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện. Chọn C. Câu 19: Phương pháp: Các chất không cho dòng điện chạy qua là chất cách điện, ví dụ: cao su, nhựa, gỗ, sứ, giấy… Cách giải: Các chất không cho dòng điện chạy qua là chất cách điện, ví dụ: cao su, nhựa, gỗ, sứ, giấy… Chất các điện tốt nhất trong các chất trên là sứ Chọn A. Câu 20: Phương pháp: Dòng điện có tác dụng nhiệt, từ, quang, hóa học, sinh lý Cách giải: Dòng điện có tác dụng nhiệt, từ, quang, hóa học, sinh lý Chọn B. PHẦN II – TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: Có thể làm các vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Các vật nhiễm điện có thể hút các vật nhỏ như bụi len, vụn xốp, vụn giấy Thước nhựa sau khi cọ xát được quy ước nhiễm điện âm. Các vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Cách giải: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng do các vật này bị nhiễm điện do cọ xát, sau đó chúng hút các vật nhỏ. Lược nhựa nhiễm điện âm nên tóc nhiễm điện dương, các sợi tóc và lược nhiễm điện trái dấu nên nó hút nhau, các sợi tóc bị hút dựng đứng lên. Câu 2: Phương pháp: Quy ước: chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các hạt mang điện dương. Sơ đồ mạch gồm hai pin, 1 công tắc đóng, 1 đèn đang sáng. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. Hai nguồn điện mắc nối tiếp (bộ pin, bộ acquy): Công tắc đóng có kí hiệu:
Công tắc mở có kí hiệu: Bóng đèn có kí hiệu: Cách giải: Quy ước: Chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các hạt mang điện dương. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. Sơ đồ có mạch điện: Câu 3: Phương pháp: Có hai loại điện tích: dương và âm. Vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, vật nhiễm điện trái dấu thì hút nhau. Cách giải: Biết rằng A đẩy B, B hút C, C hút D và D đẩy E. D đẩy E nên D và E cùng dấu, C hút D nên C trái dấu với D, nên E và C trái dấu; B hút C nên B trái dấu với C, nên E và B cùng dấu; A đẩy B nên A cùng dấu với B, nên E và A cùng dấu Vậy: A và E cùng dấu.Nguồn: sưu tầm HocTot.XYZ
|