Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 7

Đề bài

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong các cách nào nào sau đây làm thước nhựa nhiễm điện.

A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn

B. Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần

C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa

D. Hơ nóng thước nhựa trên ngọn lửa

Câu 2: Một vật trung hòa về điện sau khi bị xọ xát trở thành nhiễm điện âm vì:

A. Vật đó mất bớt điện tích dương. 

B. Vật đó nhận thêm điện tích dương.

C. Vật đó mất bớt electron

D. Vật đó nhận thêm electron.

Câu 3: Dòng điện là

A. Dòng dịch chuyển có hướng

B. Dòng electron dịch chuyển

C. Dòng các điện tích dịch chuyển

D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

Câu 4: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện

A. Ly thủy tinh           B. Ruột bút chì

C. Thanh gỗ khô        D. Cục sứ

Câu 5: Chất dẫn điện tốt nhất, chất cách điện tốt nhất là

A. Đồng và nhựa

B. Nhôm và sứ

C. Bạc và sứ

D. Bạc và nước nguyên chất.

Câu 6: Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:

A. Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm.

B. Electron âm và electron dương

C. hat nhân âm và hạt nhân dương

D. Ion âm và ion dương

Câu 7: Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để:

A. Chế tạo bóng đèn

B. Chế tạo nam châm

C. Mạ điện

D. Chế tạo quạt điện

Câu 8: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích?

A. Quạt điện               B. Bàn là điện 

C. Bếp điện                 D. Nồi cơm điện

Câu 9: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây:

A. Làm nóng dây dẫn

B. Hút các vụn giấy

C. Làm quay kim nam châm

D. Làm tê liệt thần kình.

Câu 10: Hoạt động của máy sấy tóc dựa trên tác dụng nào của dòng điện ?

A. Tác dụng nhiệt và tác dụng từ 

B. Tác dụng nhiệt

C. Tác dụng nhiệt và tác dụng hóa học

D. Tác dụng sinh lý và tác dụng từ

Câu 11: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi

A. Mạch điện bị nốt tắt giữa hai cực nguồn điện

B. Mạch điện có dây dẫn ngắn

C. Mạch điện không có cầu trì

D. mạch điện dùng Acquy để thắp sáng

Câu 12: Việc làm không đảm bảo an toàn về điện là

A. Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện

B. Lắp rơle tự ngắt nối tiếp với các dụng cụ dùng điện

C. Ngắt cầu dao điện khi cần lắp đặt các thiết bị dùng điện

D. Sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì.

II. Tự luận

Câu 1: Có một vật đã nhiễm điện, làm thế nào để biết được nó nhiễm điện âm hay dương?

Câu 2: Sử dụng các kí hiệu quy ước vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Một nguồn điện có hai pin, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, vôn kế đo đèn 1, các dây nối và một công tắc K trong trường hợp đèn sáng. Hãy xác định chiều dòng điện trong sơ đồ.

Câu 3: Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này?

Câu 4: Cho trước: Nguồn điện (1 pin), 2 bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp, công tắc đóng, dây dẫn.

a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên?

b) So sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 ?

c) Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 là U1 = 2,3V; hiệu điện thế hai đầu mạch chính là U = 4,8V. Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2

 

Lời giải chi tiết

I - TRẮC NGHIỆM 

1-B

2-D

3-D

4-B

5-D

6-A

7-C

8-A

9-B

10-A

11-A

12-D

Câu 1:

Phương pháp:

Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Cách giải:

Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải kho nhiều lần làm thước nhựa nhiễm điện.

Chọn B.

Câu 2:

Phương pháp:

Một vật bình thường trung hòa về điện, khi bị cọ xát, nếu vật mất bớt electron thì nó nhiễm điện dương, nếu vật nhận thêm electron thì nó nhiễm điện âm.

Cách giải:

Một vật trung hòa về điện sau khi bị xọ xát trở thành nhiễm điện âm vì vật đó nhận thêm electron.

Chọn D.

Câu 3:

Phương pháp:

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

Cách giải:

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

Chọn D.

Câu 4:

Phương pháp:

Vật dẫn điện là vật cho dòng điện chạy qua.

Ví dụ: các kim loại, ruột bút chì, các dung dịch muối, axit, bazo.

Cách giải:

Vật dẫn điện là vật cho dòng điện chạy qua.

Ví dụ: các kim loại, ruột bút chì, các dung dịch muối, axit, bazo.

Chọn B.

Câu 5:

Phương pháp:

Chất dẫn điện tốt nhất là Bạc, cách điện tốt nhất là nước nguyên chất

Cách giải:

Chất dẫn điện tốt nhất là Bạc, cách điện tốt nhất là nước nguyên chất

Chọn D

Câu 6:

Phương pháp:

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.

Cách giải:

Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm.

Chọn A.

Câu 7:

Phương pháp:

Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng trong mạ điện.

Cách giải:

Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng trong mạ điện.

Chọn C.

Câu 8:

Phương pháp:

Năng lượng điện có thể chuyển hóa thành dạng năng lượng khác như: nhiệt, quang, cơ năng. Với các thiết bị điện biến đổi điện năng thành cơ năng hay quang năng thì lượng nhiệt năng tỏa ra trên dây dẫn và dụng cụ là hao phí vô ích.

Cách giải:

Ở quạt điện, điện năng chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng, phần cơ năng là phần có ích, còn phần nhiệt năng là hao phí vô ích.

Chọn A.

Câu 9:

Phương pháp:

Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng hóa học, tác dụng từ, tác dụng sinh lý.

Cách giải:

Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng hóa học, tác dụng từ, tác dụng sinh lý.

Vậy nó không hút các vụn giấy.

Chọn B

Câu 10:

Phương pháp:

Máy sấy tóc sử dụng tác dụng nhiệt và tác dụng từ của dòng điện.

Cách giải:

Máy sấy tóc sử dụng tác dụng nhiệt và tác dụng từ của dòng điện.

Chọn A

Câu 11:

Phương pháp:

Đoản mạch xảy ra khi mạch điện bị nốt tắt giữa hai cực nguồn điện

Cách giải:

Đoản mạch xảy ra khi mạch điện bị nốt tắt giữa hai cực nguồn điện

Chọn A.

Câu 12:

Phương pháp:

Cầu chì được dùng để bảo vệ mạch điện, khi có sự cố, dây chì nóng lên, chảy ra và bị đứt làm ngắt mạch.

Cách giải:

Cầu chì được dùng để bảo vệ mạch điện, khi có sự cố, dây chì nóng lên, chảy ra và bị đứt làm ngắt mạch. Nếu dùng dây chì có tiết diện lớn thì nó sẽ khó bị đứt khi có sự cố, gây nguy hiểm cho mạch điện

Chọn D.

II. Tự luận

Câu 1:

Phương pháp:

Một vật nhiễm điện, để biết nó nhiễm điện loại gì, ta xem xét tương tác của nó với một vật nhiễm điện đã biết trước.

Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Cách giải:

Một vật nhiễm điện, để biết nó nhiễm điện loại gì, ta xem xét tương tác của nó với một vật nhiễm điện đã biết trước. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Ví dụ: Cho vật tương tác với một vật mang điện dương. Nếu hai vật hút nhau thì nó mang điện âm, còn nếu hai vật đẩy nhau thì nó mang điện dương.

Câu 2:

Phương pháp:

Mạch điện có khóa K đóng tức là mạch kín thì các dụng cụ điện hoạt động bình thường. Vôn kế được mắc song song với đoạn mạch cần đo, chốt dương mắc về phía cực dương của nguồn, chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn.

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

Hai nguồn điện mắc nối tiếp (bộ pin, bộ acquy): 

Công tắc đóng có kí hiệu:

 

Công tắc mở có kí hiệu:

 

Bóng đèn có kí hiệu:

Vôn kế có kí hiệu:

Cách giải:

Sơ đồ mạch điện:

 

Câu 3: 

Phương pháp:

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện.

Kí hiệu : I

Đơn vị: Ampe (A).

Cách giải:

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện.

Kí hiệu : I

Đơn vị: Ampe (A).

Câu 4:

Phương pháp:

Vẽ sơ đồ mạch điện, dòng điện trong mạch chạy từ cực dương qua các dụng cụ điện về cực âm.

Khi hai dụng cụ điện mắc nối tiếp thì : I1 = I2 = I 

Và hiệu điện thế:  U = U1 + U2

Cách giải:

a) Sơ đồ mạch điện:

 

b) Khi hai dụng cụ điện mắc nối tiếp thì : \({I_1} = {I_2} = I\)

c) Đối với đoạn mạch nối tiếp:

Hiệu điện thế:

\(U = {U_1} + {\rm{ }}{U_2} \)

\(\Rightarrow {U_2} = U-{U_1} = 4,8--2,3 = 2,5{\rm{ }}\left( V \right)\) 

Nguồn: sưu tầm

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close