Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9

Đề bài

Câu 1. Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào quan trọng nhất?

A. Tỉ lệ đực cái

B. Sức sinh sản

C. Thành phần nhóm tuổi

D. Mật độ.

Câu 2. Dấu hiệu đặc trưng của quần xã là

A. thành phần nhóm tuổi.

B. tỉ lệ giới tính.

C. kinh tế- xã hội

D. số lượng các loài trong quần xã.

Câu 3. Trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật sản xuất?

A. Cỏ và các loại cây bụi.

B. Con bướm.

C. Con hổ.

D. Con hươu. 

Câu 4. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là

A. giao phấn xảy ra ở thực vật.

B. giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật

C. tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật.

D. lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.

Câu 5. Biểu hiện của thoái hoá giống là

A. con lai có sức sống kém dần.

B. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng

C. con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.

D. năng suất thu hoạch luôn được tăng lên.

Câu 6. Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn:

A. Thời kỳ nguyên thuỷ

B. Xã hội công nghiệp             

C. Xã hội nông nghiệp

D. Thời kì nguyên thủy và xã hội nông nghiệp

Câu 7. Sinh vật: Trăn, Cỏ, Châu chấu, Gà rừng, Vi khuẩn có mối quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau?

A. Cỏ → Châu chấu → Trăn → Gà → Vi khuẩn.

B. Cỏ → Trăn → Châu chấu → Vi khuẩn→ Gà.

C. Cỏ → Châu chấu → Gà → Trăn → Vi khuẩn.

D. Cỏ → Châu chấu → Vi khuẩn→ Gà → Trăn.

Câu 8. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?  

A. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo

B. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.           

C. Quần thể chim sẻ và quần thể chào mào.

D. Quần thể cá chép và quần thể cá mè.

Câu 9. Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?

Câu 10. Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái: đá, nước, thực vật, nhiệt độ, động vật, gió, mưa, ánh sáng, vi sinh vật  đúng nhóm sinh thái thích hợp?

Câu 11. Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Đề xuất biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học ?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

D

D

A

C

A

B

C

A

 

Câu 1 

Đặc trưng mật độ là quan trong nhất, vì mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản, tử vong của quần thể..

Chọn D

Câu 2 

Dấu hiệu đặc trưng của quần xã là số lượng các loài trong quần xã.

Chọn D

Câu 3 

Thực vật là các loài sinh vật sản xuất.

Chọn A  

Câu 4

Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật

Chọn C

Câu 5

Biểu hiện của thoái hoá giống là con lai có sức sống, năng suất kém dần.

Chọn A

Câu 6 

Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn xã hội công nghiệp.

Chọn B

Câu 7

Sinh vật: Trăn, Cỏ, Châu chấu, Gà rừng, Vi khuẩn có mối quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau: Cỏ → Châu chấu → Gà → Trăn → Vi khuẩn.

Chọn C

Câu 8 

Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể quần thể chim sâu và quần thể sâu đo. Vì sâu đo là thức ăn của chim sẻ.

Chọn A

Câu 9 

Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.

+ Cấm săn bắn động vật hoang dã

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.

+ Ứng dụng KHCN vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật

Câu 10

Các nhân tố sinh thái thuộc nhóm vô sinh: đá, đất, nước, gió, mưa, ánh sáng, nhiệt độ

Các nhân tố sinh thái hữu sinh: thực vật, động vật, con người, vi sinh vật.

Câu 11

- Những hoạt động gây ô nhiễm môi trường của con người:

+Do chất thải khí từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

+ Do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.

+ Do sử dụng chất phóng xạ.

+ Do thải các chất thải rắn.

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất:

+Dự báo khoa học.

+Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.

+ Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.

Nguồn: sưu tầm

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay