Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 6- Đề số 5 có lời giải chi tiết

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6

Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM.

I. Hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước các đáp án trả lời đúng vào giấy kiểm tra:

Câu 1: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm:

A. Năm 938.               B. Năm 248.

C. Năm 40.                 D. Năm 544.

Câu 2: Chính sách cai trị được coi là thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc là:

A. Chính sách thống trị: Chia nhỏ để dễ bề cai trị.

B. Chính sách đồng hóa.

C. Chính sách vơ vét bóc lột.

D. Bắt nhân dân ta lao dịch nặng nề.

Câu 3: Từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ IX ở nước ta có cuộc khởi nghĩa nào nổ ra ở Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội)?

A. Triệu Quang Phục.       B. Phùng Hưng.

C. Mai Thúc Loan.            D. Lí Bí.

Câu 4 : Nước Vạn Xuân được thành lập vào thời gian nào?

A. Năm 544.                B. Năm 545.

C. Năm 546.                D. Năm 548.

II. Nối sự kiện cột A với thời gian cột B sao cho đúng với các kiến thức lịch sử đã học (Ví dụ: 1-a, 2-b)

Cột A

Cột B

1. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế

a. Năm 905

2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

b. Mùa xuân năm 544

3. Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ.

c. Đầu thế kỉ VIII

4. Người Chăm sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.

d. Năm 938

 

e. Thế kỉ thứ IV

B. TỰ LUẬN

Câu 1. Vì sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc?

Câu 2. Sự phát triển văn hóa của cư dân Chăm – pa được thể hiện ở điểm nào? Em biết gì về mối quan hệ giữa người Chăm và người Việt?

Câu 3. Hoàn thành hai nội dung sau:

3.1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938)?

3.2. Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc? 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A. TRẮC NGHIỆM

I.

Câu

2

1

3

4

Đáp án

B

A

B

A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 76.

Cách giải:

Năm 938, trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Khi xâm chiếm nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc cũng nhận thấy rằng: để cai trị dễ dàng hơn, cần phải thực hiện chính sách đồng hóa. Các triều đại phong kiến phương Bắc muốn biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, văn hóa truyền thống của nước ta vẫn được bảo tồn.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 65.

Cách giải:

Năm 776, Phùng Hưng là em trai của Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Khởi nghĩa Phùng Hưng là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở nước ta trong giai đoạn từ thế kỉ VII đến thế kỉ IX.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 60.

Cách giải:

Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân.

Chọn: A

II.

Phương pháp: nối cột.

Cách giải:

1 - b; 2 - c; 3 - a; 4 - e

B. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì giai đoạn này nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến Trung Quốc thống trị và đô hộ.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 67, 68, suy luận.

Cách giải:

* Sự phát triển văn hóa của cư dân Chăm-pa

- Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

- Nhân dân Chăm theo đạo Bàlamôn và đạo Phật.

- Người Chăm có tục hoả táng người chết. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.

- Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

* Mối quan hệ giữa người Chăm và người Việt

- Từ xưa người Việt và người Chăm đều bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ, thống trị nên đã cùng nhau nổi dậy đấu tranh.

- Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Ngày nay người Chăm là một bộ phận dân cư trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Câu 3.

3.1.

Phương pháp: sgk trang 73 - 76.

Cách giải:

a) Nguyên nhân

+ Sâu xa: Do âm mưu xâm lược nước ta của nhà Nam Hán 

+ Trực tiếp: Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán.

b) Diễn biến:

- Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo tiến quân vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng.

- Quân ta cho thuyền ra khiêu chiến => Lưu Hoằng Tháo ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục. Đến trưa quân ta dồn giặc vào trận địa rồi tiến đánh dữ dội .

c) Kết quả

- Đa số thuyền giặc bị vỡ, đắm, chìm.

- Quân giặc chết đuối vô số, số còn lại xin tha mạng. 

- Thắng lợi thuộc về ta.

3.2.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc vì:

- Đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Hán, giành độc lập dân tộc   

- Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì phong kiến độc lập cho dân tộc.

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close