Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 9- Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 9 Đề bài ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ- LỚP 9 Câu 1. Sự kiện nào chứng tỏ “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”? A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925). B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920) C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Điện - Quảng Châu (6-1924). D. Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách (1919). Câu 2. Ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia là thuộc địa của A. Anh B. Pháp. C. Mĩ. D. Nhật Bản Câu 3. Thành tựu cơ bản nào thể hiện sự cạnh tranh của Liên Xô với Mĩ và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ. B. Thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân. C. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế. D. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự, kinh tế. Câu 4. Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi trong năm 1945? A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia. B. Inđônêxia, Campuchia, Lào. C. Việt Nam, Lào, Campuchia. D. Lào, Việt Nam, Inđônêxia. Câu 5. Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A. Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập B. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập C. Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ D. Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN Câu 6. Tại sao ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đông Dương? A. Cuộc khai thác lần một còn dang dở. B. Nền kinh tế Pháp đang khủng hoảng. C. Bù đắp thiệt hại của chiến tranh. D. Phục vụ lợi ích của bộ phận cầm quyền. Câu 7. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự nào do Mĩ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu? A. Vacsava. B. NATO. C. APEC D. AU. Câu 8. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Đông Phi. D. Tây Phi. Câu 9. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa ra đời vào thời gian nào? A. 12-10-1945 B. 1-10-1949 C. 12-1978 D. 8-8-1967 Câu 10. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại? A. Sự bùng nổ dân số. B. Sản xuất vũ khí để chống lại chủ nghĩa khủng bố C. Ô nhiễm môi trường. D. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên Câu 11. Nhân tố nào sau đây không tác động đến sự khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX? A. cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973. B. sự chống phá của các thế lực thù địch. C. sự cải tổ sai lầm của Liên Xô. D. chậm bắt kịp bước phát triển của khoa học – công nghệ. Câu 12. Những thành tựu Liên Xô đạt được trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ. B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ. C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng. D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ. Câu 13. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Mĩ Latinh mang đặc điểm gì nổi bật? A. Kinh tế phát triển với tốc độ cao. B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính mới nổi của thế giới. C. Gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp. D. Khủng hoảng trầm trọng. Câu 14. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, để tương xứng với vị thế siêu cường A. khoa học kĩ thuật. B. chính trị. C. tài chính. D. công nghệ. Câu 15. Đặc điểm nổi bật của cuộc Cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại là gì? A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. Khoa học – kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. Tạo ra nguồn của cải vật chất khổng lồ. D. Diễn ra xu thế toàn cầu hóa Câu 16. Năm 1969, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng là A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 17. Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị I-an-ta (2/1945), nước nào ở châu Á vẫn được duy trì nền độc lập? A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. Triều Tiên. D. Mông Cổ. Câu 18. Điểm vượt trội trong hoạt động của tiểu tư sản trí thức so với tư sản dân tộc ở nước ta trong những năm 1919 - 1925 là A. hình thức đấu tranh đơn điệu, mang nặng tính cải lương, thỏa hiệp với chính quyền Pháp. B. thành lập được chính đảng của giai cấp tiểu tư sản, có đường lối đấu tranh đúng đắn, khoa học. C. hình thức đấu tranh phong phú, mục tiêu rõ ràng và kiên trì con đường bạo lực cách mạng. D. ý thức chính trị khá rõ nét, hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi và thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Câu 19. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào? A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN. C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu. D. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Câu 20. Vì sao trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp đều hạn chế phát triển công nghiệp nặng? A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp B. Biến Việt Nam thành thị trường trao đổi hàng hoá với Pháp C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp D. Vì Việt Nam không có nguyên liệu phát triển công nghiệp nặng. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 61, suy luận. Cách giải: Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã có tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân Việt Nam đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế đồng thời cũng tiếp thu tư tưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Quá trình thẩm thấu ấy đã thức tính tinh thần tự giác, ý thức chính trị của giai cấp công nhân rồi biến thành hành động. Biểu hiện cụ thể là cuộc bãi công của công nhân Bason (8-1925) – công nhân không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà còn thể hiện tinh thần quốc tế khi ngăn cản tàu chiến Pháp chở binh lính sang đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. Chọn A Câu 2 Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia để suy luận. Cách giải: Ba nước Đông Dương bao gồm: Việt Nam, Lào, Camppuchia đều là thuộc địa của Thực dân Pháp Chọn B Câu 3 Phương pháp: Dựa vào thành tựu về kinh tế và quấn sự của Liên Xô, Mĩ và các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai để so sánh. Cách giải: Thành tựu cơ bản thể hiện sự cạnh tranh của Liên Xô với Mĩ và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự và kinh tế. - Thế cân bằng về quân sự: Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, chế tạo nhiều vũ khí quân sự hiện đại. - Kinh tế: là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp và có nhiều thành tựu nổi bật trong khoa học – kĩ thuật và hàng không, vũ trụ. Chọn D Câu 4 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 13. Cách giải: Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào. Chọn D Câu 5 Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về các nước Đông Nam Á (SGK Lịch sử 9, trang 21 - 22) để chỉ ra biến đổi quan trọng nhất. Cách giải: Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu - Mĩ sau chiến tranh các nước này đã giành lại được nền độc lập. Vì độc lập là điều kiện tiên quyết để có những biến đổi tiếp theo. Chọn B Chú ý khi giải: Xét biến đổi quan trọng nhất, nguyên nhân hay ý nghĩa quan trọng nhất cần xem xét về tác động to lớn của nhân tố/sự kiện/thành quả đó đến các khía cạnh khác hoặc sự phát triển sau đó trong một quá trình. Câu 6 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 55, suy luận. Cách giải: - Sau chiến tranh, Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. - Để bù lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân trong nước vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Chọn C Câu 7 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 41. Cách giải: Trong bối cảnh chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt giữa hai phe, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (gọi tắt theo tiếng Anh là NATO) do Mĩ lập ra (4-1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Chọn B Câu 8 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 26. Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi nổ ra sớm nhất ở Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa. Chọn B Câu 9 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 16 Cách giải: Chiều ngày 1/10/1949 tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn người dân Thủ đô Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước CHND Trung Hoa Chọn B Câu 10 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 48, suy luận. Cách giải: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình trạng bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... Chọn B Chú ý khi giải: Chủ nghĩa khủng bố bắt đầu trở thành mối hiểm họa của thế giới đặc biệt trong thế kỉ XXI. Trong khi đó, cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX. => Sản xuất vũ khí để chống lại chủ nghĩa khủng bố không phải là yếu tố ảnh hưởng đến sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Câu 11 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 9, 10, suy luận. Cách giải: Những nhân tố tác động đến sự khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX bao gồm: - Năm 1973, Liên Xô bị ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng. => chậm thay đổi. - Chậm bắt kịp sự phát triển của khoa học – công nghệ. - Sự chống phá của các thế lực. => Liên Xô rơi vào khủng hoảng. Đáp án C: Liên Xô tiến hành cải tổ vào đầu năm 1985, sau khi đã lâm vào khủng hoảng trước đó (từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX). Chọn C Câu 12 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 4. Cách giải: Những thành tựu Khoa học – kĩ thuật Liên Xô đạt được từ sau năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm: - Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ. - Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. - Năm 1961, phòng con tàu “phương Đông” đưa nhà du hành vũ trị Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. Chọn A Câu 13 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 31. Cách giải: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX tình hình kinh tế ở Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp (từ 1,5-3%), thu nhập bình quân đầu người không tăng, đầu tư nước ngoài giảm sút. Chọn C Câu 14 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 40. Cách giải: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cương quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường về kinh tế. Chọn B Câu 15 Phương pháp: Liên hệ kiến thức. Cách giải: Đặc điểm nổi bật và lớn nhất của Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, trở thành nguồn gốc của những phát minh về kĩ thuât và công nghệ. Khác với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, từ thực tiễn sản xuất mới sáng tạo ra thành tựu kĩ thuật. Chọn A Câu 16 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 34 Cách giải: Trong công cuộc chinh phục vũ trụ, tháng 7 - 1969, lần đầu tiên Mĩ đã đưa con người lên Mặt Trăng. Chọn A Câu 17 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 45 Cách giải: Nội dung của Hội nghị Ianta, quy định: Ở châu Á: Do việc Liên Xô tham chiến đánh Nhật, nên Mĩ và Anh chấp nhận những điều kiện của Liên Xô là duy trì nguyên trạng Mông Cổ (tức là tôn trọng nền độc lập của Mông Cổ), trả lại cho Liên Xô phía Nam đảo Xa-kha-lin;…. Chọn D Câu 18 Phương pháp: Dựa vào kiến thức về hoạt động của tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc ở nước ta giai đoạn 1919 - 1925 (SGK Lịch sử 9, trang 59 - 60) để so sánh. Cách giải: - Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc: + Chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế. + Đấu tranh bằng hình thức phát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, đấu tranh trong lĩnh vực báo chí, thành lập Đảng lập hiến. + Thu hút nhân dân tham gia nhưng chưa đông đảo như phong trào của tiểu tư sản, mang đậm tính cải lương. - Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản trí thức: + Đấu tranh với ý thức chính trị khá rõ nét do tiếp xúc nhiều với tư tưởng tiến bộ và đặt điểm cơ bản của tầng lớp này. + Hình thức đấu tranh phong phú: báo chí, lập các nhà xuất bản tiến bộ, đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh. + Nhân dân tham gia đông đảo. Chọn D Câu 19 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 39, 40. Cách giải: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản cố gắng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, đặc biệt là mở rộng quan hệ với Đông Nam Á và ASEAN. Học thuyết Phucưđa (1977) đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản. Chọn B Câu 20 Phương pháp: SGK Lịch sử 9, trang 56, suy luận. Cách giải: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp chủ trọng đến khai mỏ nhưng lại hạn chế phát triển công nghiệp nặng. Bởi Pháp không muốn kinh tế nước ta phát triển, thực lực nước ta mạnh để chống lại Pháp. Chính vì thế, thực hiện chính sách này kinh tế Việt Nam vẫn sẽ lạc hậu và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Chọn A HocTot.XYZ
|