Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9 Đề bài I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: 1. Cá ép bám vào rùa, nhờ đó mà cả được đưa đi xa là mối quan hệ: A. Kí sinh B. Cộng sinh C. Nửa kí sinh D. Hội sinh 2. Ưu điểm cơ bản của chọn lọc cá thể so với chọn lọc hàng loạt là: A. Đơn giản dễ làm B. Phối hợp chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen C. Phù hợp với nhiều đối tượng D. Đòi hỏi công phu chặt chẽ 3. Trong hệ sinh thải, sinh vật nào có khà năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ? A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 D. Sinh vật phân huỷ 4. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể: A. Mật độ B. Độ đa dạng C. Thành phần nhóm tuổi D. Tỉ lệ đực cái 5. Bò ăn cỏ trên cánh đồng cỏ là ví dụ về mối quan hệ: A. Hội sinh B. Cạnh tranh C. Cộng sinh. D. Sinh vật này ăn sinh vật khác 6. Trong chọn giống, người ta dùng, phương pháp tự thụ phần bắt buộc hay giao phối cận huyết nhằm mục đích: A. Tạo dòng thuần về kiểu gen đang quan tâm B. Tạo ưu thế lai C. Kiểm tra độ thuần chủng của giống D. Đánh giá những tính trạng chưa ổn định Câu 2. Hãy lựa chọn thông tin ở cột a sao cho phù hợp với thông tin ở cột b rồi điền vào phần trả lời ở bên dưới:
Trả lời: 1……; 2…….;3…… ;4……… II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1. Chuỗi thức ăn là gì? Cho 2 ví dụ về chuỗi thức ăn hoàn chỉnh. Câu 2. Thế nào là môi trường sống của sinh vật ? Kể tến các loại môi trường sống của sinh vật và cho ví dụ. Câu 3. Hãy nêu hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng. Liên hệ ở địa phương em. Lời giải chi tiết I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1.
1. Cá ép và rùa là mối quan hệ: Hội sinh Chọn D 2. Ưu điểm cơ bản của chọn lọc cá thể so với chọn lọc hàng loạt là: Phối hợp chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen Chọn B 3. Trong hệ sinh thải, sinh vật sản xuất có khà năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ Chọn A 4. Độ đa dạng không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể: Chọn B 5. Bò ăn cỏ trên cánh đồng cỏ là mối quan hệ: Sinh vật này ăn sinh vật khác Chọn D 6. Trong chọn giống, người ta dùng, phương pháp tự thụ phần bắt buộc hay giao phối cận huyết nhằm mục đích: Tạo dòng thuần về kiểu gen đang quan tâm Chọn A Câu 2.
II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1. - Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Cho 2 ví dụ về chuỗi thức ăn hoàn chỉnh Sâu → chuột → rắn → vi sinh vật Lúa → gà → cáo → hổ →vi sinh vật Câu 2. - Môi trường sống của sinh vật: Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật - Kể tên các loại môi trường sống của sinh vật và cho ví dụ: + Môi trường nước. Ví dụ: cá chép, cá voi… + Môi trường trên mặt đất - không khí. Ví dụ: chim sẻ, chuồn chuồn... + Môi trường đất. Ví dụ: cây hoa hồng, cây chuối... + Môi trường sinh vật. Ví dụ: ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán... Câu 3. Hãy nêu hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng. Liên hệ ở địa phương em. * Hậu quả: - Gây xói mòn, lũ lụt, lũ quét....→ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hường tính mạng, tài sản nhân dân. - Giảm nguồn nước ngầm. - Thay đổi khí hậu, giảm lượng mưa. - Giảm đa dạng sinh học - Mất cân bằng sinh thái. * Liên hệ địa phương: - Chặt phá rừng, cháy rừng, rừng ngập mặn, rừng ven biển... HocTot.XYZ
|