Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6
Đề bài
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán nhằm mục đích gì?
A. Kiểm soát dân ta chặt chẽ.
B. Vơ vét của cải, chiếm đoạt những sản vật quý.
C. Dần dần thôn tính đất đai Âu Lạc.
D. Đồng hóa dân tộc ta.
Câu 2. Triệu Quang Phục chọn nơi đâu làm căn cứ kháng chiến?
A. Dạ Trạch B. Động Khuất Lão.
C. Sa Nam. D. Đường Lâm.
Câu 3. Nguồn sống chính của cư dân Cham-pa là
A. chăn nuôi gia súc lớn.
B. nông nghiệp trồng lúa nước.
C. khai thác lâm thổ sản.
D. đánh bắt thủy sản.
Câu 4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan chống ách đô hộ của nhà Đường bị đàn áp vào thời gian nào?
A. Năm 760. B. Năm 770.
C. Năm 722. D. Năm 822.
Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
- Nhân dân Giao Châu ngoài việc phải nộp các loại (1) … hàng năm còn phải lên rừng xuống biển tìm kiếm những sản vật quý để (2) … cho nhà Hán.
- Các chính sách cai trị của nhà Đường làm cho đời sống nhân dân ta (3) … đẩy họ đến chỗ sẵn sàng (4) … khi có thời cơ.
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi? Theo em chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với thời kì trước?
Câu 3. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào? Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với đất nước?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
A. TRẮC NGHIỆM
Câu |
2 |
1 |
3 |
4 |
Đáp án |
D |
A |
B |
C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 47, suy luận.
Cách giải:
Nhà Hán đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán nhằm đồng hóa dân tộc ta, biến nước ta thực sự trở thành một quận, huyện của Trung Quốc.
Chọn: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 61.
Cách giải:
Triệu Quang Phục đã chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến, về sau nhân dân ta thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 67.
Cách giải:
Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham-pa là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ.
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 65.
Cách giải:
Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận, quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: Điền từ.
Cách giải:
(1) thuế
(2) cống nạp
(3) khổ cực
(4) nổi dậy
B. TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 71.
Cách giải:
Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ trong hoàn cảnh:
- Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra (tiêu biểu là khởi nghĩa Hoàng Sào)
=> Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.
- Khúc thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 62, 63, suy luận.
Cách giải:
* Những thay đổi của nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường:
- Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc => nước ta chịu ách thống trị của nhà Đường.
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành “An Nam đô hộ phủ” và chia thành 12 châu.
+ Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị.
+ Dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt cai quản.
- Nhà Đường cho xây thành, đắp lũy, sửa sang các đường giao thông thủy, bộ, tăng quân đồn trú để có thể đàn áp nhanh chóng các cuộc nổi dậy của nhân dân.
- Bắt dân ta nộp nhiều thứ thuế, cống nạp sản vật quý, lao dịch,… kể cả quả vải phải gánh sang tận Trung Quốc để cống nạp.
* Chính sách bóc lột của nhà Đường so với các thời trước gay gắt và tàn bạo hơn. Đây là nguyên nhân dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 74, 76.
Cách giải:
* Diễn biến:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta.
- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiếp cận bãi cọc ngầm lúc thủy triều đang lên.
- Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cực không nổi phải rút chạy ra biển.
- Đang lúc nước triều rút, bãi cọc ngầm nhô lên đâm thủng thuyền giặc, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công. Lưu Hoằng Tháo bị giết tại trận.
* Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với đất nước:
- Huy động được sức mạnh toàn dân.
- Tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng.
- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc ngầm để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
- Ngô Quyền là anh hùng dân tộc.
Nguồn: Sưu tầm
HocTot.XYZ
-
Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6
-
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6
-
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6
-
Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sử lớp 6
Tổng hợp kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập và câu hỏi có khả năng xuất hiện trong đề thi HK2 môn Sử 6 sắp tới
-
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6