Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9

Đề bài

Đọc đoạn thơ sau:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.

 

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng, là bể

như là sông, là rừng.

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình...


Câu 1: (1.0 điểm)

Những khổ thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả và năm sáng tác tác phẩm đó?

Câu 2: (1.0 điểm)

Ghi lại các từ láy có trong khổ thơ thứ hai của đoạn trích,cho biết những từ đó thể hiện điều gì?

Câu 3: (1.0 điểm)

Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa của từ “mặt” trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”

Câu 4: (2.0 điểm)

Viết đoạn văn (7 đến 10 dòng) nêu bài học em rút ra được qua tác phẩm có đoạn trích trên, trong đó có câu văn: “Bài thơ không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyển của một người mà còn có ý nghĩa với nhiều người” làm lời dẫn trực tiếp.

Câu 5: (5.0 điểm)

Chuyển nội dung đoạn thơ trên thành một câu chuyện theo lời kể của người lính.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Những khổ thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả và năm sáng tác tác phẩm đó?

Phương pháp:

Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm

Lời giải chi tiết:

- Tác phẩm: Ánh trăng

- Tác giả: Nguyễn Duy

- Năm sáng tác: 1978

Câu 2:

Ghi lại các từ láy có trong khổ thơ thứ hai của đoạn trích, cho biết những từ đó thể hiện điều gì?

Phương pháp:

Đọc kĩ và xác định từ láy

Lời giải chi tiết:

- Từ láy: thình lình, đột ngột

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự việc bất ngờ, không lường trước. Đồng thời đây cũng là sự kiện đánh dấu sự chuyển đổi mạch cảm xúc của nhà thơ.

Câu 3:

Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, phương thức chuyển nghĩa của từ “mặt” trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”

Phương pháp:

Đọc kĩ và xác định

Lời giải chi tiết:

Từ mặt (1): Nghĩa gốc – mặt người.

Từ mặt (2): Nghĩa chuyển – mặt trăng.

Phương thức chuyển nghĩa: Ẩn dụ

Câu 4:

Viết đoạn văn (7 đến 10 dòng) nêu bài học em rút ra được qua tác phẩm có đoạn trích trên, trong đó có câu văn: “Bài thơ không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyển của một người mà còn có ý nghĩa với nhiều người” làm lời dẫn trực tiếp.

Phương pháp:

Từ nội dung rút ra bài học em học được qua tác phẩm có đoạn trích trên.

Chú ý hình thức đoạn văn 7-10 dòng

Lời giải chi tiết:

- Bài học được rút ra: lối sống tình nghĩa, thủy chung, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

- Bàn luận

+ Đây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

+ Luôn ghi nhớ công ơn những người đi trước để lại, phải có thái độ hàm ơn quá khứ.

+ Có những hành động thiết thực đền đáp công ơn với những người đã hi sinh, cống hiến cho thành quả mình hưởng thụ.

+ Phê phán lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm, lãng quên quá khứ.

- Liên hệ bản thân.

Câu 5:

Chuyển nội dung đoạn thơ trên thành một câu chuyện theo lời kể của người lính.

Phương pháp:

Từ nội dung chuyển thành một câu chuyện theo lời kể của người lính

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài:

- Tóm tắt khái quát về cuộc sống trước đây.

- Kể về cuộc sống hiện tại

- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với ánh trăng (chú ý tình cảm, cảm xúc của nhân vật khi bắt gặp ánh trăng).

- Nhận thấy sự bội bạc của bản thân và sự thủy chung của ánh trăng (nhân dân, cách mạng)

3. Kết bài: Ý nghĩa, bài học rút ra.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay