Đề số 10 – Đề kiểm tra học kì 2 – Sinh 12Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 12 Đề bài Câu 1. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái: A. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật B. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật Câu 2. Các loại nhân tố sinh thái gồm: A. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. B. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. D. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. Câu 3. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể sinh vật ? A. Cây cỏ ven bờ. B. Đàn cá rô trong ao C. Cá vàng trong bể cá cảnh. D. Cây trong vườn. Câu 4. Kiểu phân bố nào của quần thể là phổ biến nhất trong tự nhiên ? A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố ngẫu nhiên. C. Phân bố đồng đều. D. Phân bố theo độ tuổi. Câu 5. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi nào ? A. Trước sinh sản B. Đang sinh sản. C. Trước sinh sản và đang sinh sản D. Đang sinh sản và sau sinh sản Câu 6. Quần thể là một tập hợp cá thể: A. Cùng loài, sống trong một khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. Khác loài, sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định. C. Cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. D. Cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Câu 7. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Đa dạng loài. B. Tỉ lệ đực, cái. C. Tỉ lệ các nhóm tuổi. D. Mật độ cá thể. Câu 8. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là: A. Kích thước tối đa của quần thể. B. Mật độ của quần thể. C. Kích thước trung bình của quần thể. D. Kích thước tối thiểu của quần thể. Câu 9. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau . Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ: A. Cạnh tranh cùng loài. B. Hỗ trợ khác loài C. Cộng sinh khác loài. D. Hỗ trợ cùng loài. Câu 10. Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là: A. Quan hệ vật chủ - vật kí sinh. B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ cộng sinh. Câu 11. Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể ? A. Không theo chu kì B. Theo chu kì ngày đêm. C. Theo chu kì mùa. D. Theo chu kì nhiều năm. Câu 12. Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là : A. Phân bố đồng đều. B. Không xác định được kiểu phân bố C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố theo nhóm. Câu 13. Trong một chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái tự nhiên, hao tổn năng lượng giữa hai bậc dinh dưỡng liên tiếp thường khoảng: A. 10% B. 70% C. 80% D. 90% Câu 14. Đặc trưng có vai trò quan trọng trong đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể là: A. Tỉ lệ giới tính. B. Mật độ cá thể C. Nhóm tuổi D. Kích thước của quần thể Câu 15. Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài ưu thế là: A. Cỏ gấu. B. Trâu, bò. C. Sâu ăn cỏ. D. Bướm. Câu 16. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng A. Cạnh tranh giữa các loài. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Khống chế sinh học. D. Đấu tranh sinh tồn. Câu 17. Giun sán sống trong ruột người . Giun với người thuộc quan hệ: A. Hợp tác B. Cạnh tranh C. Cộng sinh D. Kí sinh- vật chủ. Câu 18. Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là: A. Tôm B. Tràm C. Mua D. Bọ lá Câu 19. Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Savan. C. Hoang mạc. D. Thảo nguyên. Câu 20. Một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển lâu dài gọi là: A. Giới hạn sinh thái của loài. B. Ổ sinh thái của loài. C. Nơi ở của loài. D. Giới hạn chịu đựng của loài. Câu 21. Cho chuỗi thức ăn sau: Tảo lục → tôm → cá rô → chim bói cá . Chuỗi thức ăn đó mở đầu bằng: A. Sinh vật dị dưỡng. B. Sinh vật tự dưỡng. C. Sinh vật phân giải. D. Mùn bã hữu cơ. Câu 22. Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. Cạnh tranh B. Ký sinh. C. Vật ăn thịt – con mồi. D. Ức chế cảm nhiễm Câu 23. Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ A. Hội sinh. B. Ký sinh. C. Cộng sinh. D. Cạnh tranh Câu 24. Về nguồn gốc hệ sinh thái được phân thành các kiểu : A. Các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. B. Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. C. Các hệ sinh thái rừng và biển. D. Các hệ sinh thái lục địa và đại dương. Câu 25. Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ và nhiều loài động vật khác nhau, các sinh vật trong rừng tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường tạo thành: A. Lưới thức ăn B. Quần xã C. Hệ sinh thái D. Chuỗi thức ăn Câu 26. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 trong chuỗi thức ăn sau là: Cây dẽ → Sóc → Diều hâu → Vi khuẩn. A. Sóc B. Diều hâu. C. Cây dẽ. D. Vi khuẩn Câu 27. Thiên tai, dịch bệnh,ô nhiễm môi trường có thể gây ra A. Biến động theo chu kì. B. Biến động theo chu kì mùa C. Biến động theo chu kì nhiều năm. D. Biến động không theo chu kì. Câu 28. Sơ đồ nào sau đây không mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Tảo→ Giáp xác→ Cá→ Chim bói cá→ Vi sinh vật B. Lúa→ cỏ→ ếch→ Chuột→ Vi sinh vật C. Cỏ→ Thỏ→ Mèo rừng→ Hổ → Vi sinh vật D. Rau→ Sâu → Chim sâu→ Vi sinh vật Câu 29. Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là: A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 D. Sinh vật sản xuất Câu 30. Trong hệ sinh thái trên cạn nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất? A. Nấm B. Cây xanh C. Động vật ăn thực vật D. Động vật ăn thịt Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật Chọn B Câu 2 Các loại nhân tố sinh thái gồm nhân tố hữu sinh và nhân tố vô sinh Chọn D Câu 3 Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Đàn cá rô trong ao là 1 quần thể A: Có thể gồm nhiều loài cây khác nhau C: có thể gồm nhiều loài cá vàng khác nhau hoặc chúng chưa đủ để tạo thành quần thể D: gồm nhiều loài cây khác nhau Chọn B Câu 4 Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất trong tự nhiên Chọn A Câu 5 Quần thể sẽ diệt vong nếu mất đi nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản Chọn C Câu 6 Quần thể là một tập hợp cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới Chọn D Câu 7 Đa dạng loài là đặc trưng của quần xã, không phải của quần thể Chọn A Câu 8 Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là: Kích thước tối thiểu của quần thể. Chọn D Câu 9 Đây là hiện tượng thể hiện mối quan hệ hỗ trợ cùng loài, giữa các cây cùng loài Chọn D Câu 10 Đây là mối quan hệ hội sinh Chọn C Câu 11 Đây là dạng biến động số lượng cá thể theo chu kỳ mùa Chọn C Câu 12 Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì các cá thể phân bố theo nhóm để khai thác nguồn sống hiệu quả hơn Chọn D Câu 13 Chỉ có khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng tiếp theo, 90% bị thất thoát Chọn D Câu 14 Đặc trưng có vai trò quan trọng trong đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể là tỷ lệ giới tính Chọn A Câu 15 Loài ưu thế là cỏ gấu, vì chúng phân bố rộng, sinh trưởng phát triển tốt, chiếm số lượng lớn Chọn A Câu 16 Đây là hiện tượng khống chế sinh học Chọn C Câu 17 Giun sán sống trong ruột người. Giun với người thuộc quan hệ kí sinh – vật chủ, giun hút chất dinh dưỡng của người Chọn D Câu 18 Loài đặc trưng ở rừng U Minh là Tràm Chọn B Câu 19 Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao vì điều kiện môi trường nóng ẩm, phù hợp với nhiều loài sinh vật Chọn A Câu 20 Một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển lâu dài gọi là ổ sinh thái của loài Chọn B Câu 21 Chuỗi thức ăn đó mở đầu bằng: Tảo (thực vật – SV tự dưỡng). Chọn B Câu 22 Hai loài trùng ổ sinh thái dinh dưỡng sẽ có mối quan hệ cạnh tranh Chọn A Câu 23 Đây là mối quan hệ cộng sinh, hai loài cùng có lợi và MQH này là bắt buộc Chọn C Câu 24 Về nguồn gốc hệ sinh thái được phân thành các kiểu hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo Chọn A Câu 25 Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ và nhiều loài động vật khác nhau, các sinh vật trong rừng tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường tạo thành hệ sinh thái (quần xã + sinh cảnh). Chọn C Câu 26 Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là sóc Chọn A Câu 27 Đây là biến động không theo chu kỳ Chọn D Câu 28 Sơ đồ không đúng là B, lúa không phải là thức ăn của cỏ Chọn B Câu 29 Mắt xích có mức năng lượng cao nhất trong một chuỗi thức ăn là sinh vật sản xuất Chọn D Câu 30 Sinh vật tự dưỡng là sinh vật sản xuất Chọn B Nguồn: sưu tầm HocTot.XYZ
|