Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 12

Đề bài

Câu 1: Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là

A. gió mùa Tây Nam.

B. gió mùa Đông Bắc.

C. tín phong.

D. gió mùa Đông Nam.

Câu 2: Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền bắc vào thời gian

A. giữa và cuối mùa hạ.

B. đầu mùa đông.

C. đầu và giữa mùa hạ .

D. cuối mùa đông.

Câu 3: Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm

A. là cơ cấu dân số già.  

B. đang biến đổi chậm theo hướng già hóa.

C. đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa. 

D.  cơ cấu dân số đang trẻ hóa.

Câu 4: Ở vùng đồi núi thấp nhóm đất chủ yếu là 

A. đất feralit.                   B. đất cát.

C. đất phèn.                    D. đất mùn thô.

Câu 5: Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do

A. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

B. mưa lớn kết hợp triều cường.

C. mưa diện rộng, mặt đất thấp xung quanh lại có đê bao bọc.

D. các hệ thống sông lớn, lưu vực rộng.

Câu 6: Căn cứ vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với dân số Việt Nam qua các năm từ 1960 đến năm 2007?

A. Dân số cả nước tăng từ năm 1960 đến năm 2007.

B. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

C. Dân số nông thôn luôn lớn hơn dân số thành thị.

D. Dân số nông thôn tăng nhanh là xu thế chung.

Câu 7: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của

A. các dãy núi hướng tây bắc – đông nam và vòng cung.

B. gió mùa với hướng của các dãy núi.

C. gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc.

D. địa hình phân hóa đa dạng.

Câu 8: Hiện tại nước ta đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, điều đó có nghĩa là

A. số người ở độ tuổi 15-59 chiếm hơn 2/3 dân số.

B. số người ở độ tuổi 60 trở lên đang chiếm 2/3 dân số.

C. số người trong độ tuổi 0-14 chiếm hơn 2/3 dân số.

D. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.

Câu 9: Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là

A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

B. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

C. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

D. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, đọ phì và chất lượng đất rừng.

Câu 10: Dãy núi cao, đồ sộ Hoàng Liên Sơn nằm trong vùng núi 

A. Trường Sơn Bắc.

B. Trường Sơn Nam.

C. Đông Bắc.

D. Tây Bắc.

Câu 11: Các đỉnh núi Rào Cỏ, Hoành Sơn nằm trong vùng núi 

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Câu 12: Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là

A. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất.

B. suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước.

C. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh vật.

D. mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường.

Câu 13: Đặc điểm về nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là

A. nhiệt độ trung bình năm trên 250C. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.

B. nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.

C. nhiệt độ trung bình năm trên 250C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

D. nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

Câu 14: Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây

A. cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

B. mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

C. có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa.

D. có cảnh quan thiên nhiệt đới gió mùa.

Câu 15: Cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm

A. rừng rậm xích đạo và rừng nhiệt đới gió mùa.

B. rừng cận xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

C. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa.

D. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng cận nhiệt đới lá rộng.

Câu 16: Về dân số, nước ta đứng thứ 3 khu Đông Nam Á, sau 

A. Indonexia, Malaixia.

B. Indonexia, Philippin.

C. Indonexia, Thái Lan.

D. Malaixia, Philippin.

Câu 17: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?

A. Trong năm có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

B. Vào mùa hạ, nhiều nơi chịu tác động mạnh của gió phơn Tây Nam.

C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất, tạo nên một mùa đông lạnh.

D. Có khí hậu cận xích đạo gió mùa.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 13,14, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Sông Cả.

B. Sông Thái Bình.

C. Sông Ba.

D. Sông Kì Cùng – Bằng Giang.

Câu 19: Trong những năm qua, tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần lên nhưng

A. độ che phủ rừng vẫn giảm.

B. tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.

C. diện tích rừng tự nhiên vẫn giảm.

D. diện tích rừng trồng vẫn không tăng.

Câu 20: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí

A.  nằm trong vùng khí hậu gió mùa.

B.  nằm ven biển Đông,phía tây Thái Bình Dương.

C.  thuộc châu Á.

D.  nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 21: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào

A. nửa đầu thế kỉ XIX.

B. nửa sau thế kỉ XIX.

C. nửa đầu thế kỉ XX.

D. nửa sau thế kỉ XX.

Câu 22: Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình năm 1500 – 2000mm/năm, nguyên nhân chính là do

A.  các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền.

B.  tín phong mang mưa tới.

C.  địa hình cao đón gió gây mưa.

D.  nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.

Câu 23: Ở nước ta nơi có thềm lục địa hẹp nhất là 

A. vùng biển Nam Bộ.

B. vùng biển Bắc Bộ.

C. vùng biển Bắc Trung Bộ.

D. vùng biển Nam Trung Bộ.

Câu 24: Gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào, gió Tây) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc là

A. gió Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương.

B. gió mùa Đông Bắc.

C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ dải áp cao chí tuyến bán cầu Nam.

D. tín phong.

Câu 25: Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng

A. nhóm 0-14 tuổi tăng, nhóm 15-59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.

B. nhóm 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.

C. nhóm 0-14 tuổi tăng, nhóm 15-59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng.

D. nhóm 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm.

Câu 26: Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây?

A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội.

B. Làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn.

D. Ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

Câu 27: Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?

A. Suy giảm về hệ sinh thái. 

B. Suy giảm về nguồn gen quý hiếm.

C. Suy giảm thể trạng của các cá thể loài.

D. Suy giảm về số lượng loài.

Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là

A. quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

B. phân bố lại dân cư giữa các vùng.

C. ngành nông – lâm – ngư nghiệp phát triển.

D. đời sống nhân dân thành thị nâng cao.

Câu 29: Đặc điểm địa hình cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. vừa có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước, vừa có các đồng bằng hẹp ven biển.

B. cấu trúc địa hình chủ yếu hướng tây bắc – đông nam.

C. các cao nguyên badan xếp tầng.

D. đồi núi thấp chiếm ưu thế. Các dãy núi có hình cánh cung.

Câu 30: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 31: Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?

A. bão đổ bộ vào miền Bắc có cường độ yếu hơn đổ bộ vào miền Nam.

B. bão tập trung nhiều nhất vào các tháng V, VI, VII.

C. trung bình mỗi năm có 8 – 10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta.

D. mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 32: Cho bảng số liệu sau:

Diện tích đất phân theo vùng năm 2016 (ĐV: Nghìn ha)

Vùng

Diện tích

Đồng bằng sông Hồng

2.106,0

Trung du và miền núi phía Bắc

9.526,7

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

9.583,2

Tây Nguyên

5.464,1

Đông Nam Bộ

2.359,1

Đồng bằng sông Cửu Long

4.057,6

Cả nước

33.096,7

Để thể hiện cơ cấu hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng năm 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền                           B. Tròn

C. Đường                        D. Cột

Câu 33: Cho bảng số liệu sau:

Diện tích đất phân theo vùng năm 2016 (ĐV: Nghìn ha)

Vùng

Diện tích

Đồng bằng sông Hồng

2.106,0

Trung du và miền núi phía Bắc

9.526,7

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

9.583,2

Tây Nguyên

5.464,1

Đông Nam Bộ

2.359,1

Đồng bằng sông Cửu Long

4.057,6

Cả nước

33.096,7

Theo bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích đất phân theo vùng năm 2014 của Việt Nam.

A. Diện tích đất Đồng bằng sông Hồng lớn nhất.

B. Diện tích đất Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung lớn nhất.

C. Diện tích đất Đông Nam Bộ lớn hơn diện tích đất vùng Tây Nguyên.

D. Diện tích đất Đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất.

Câu 34: Thuận lợi của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là 

A. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn.

B. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều.

C. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết diện tích đất cát biển ở những nơi nào sau đây lớn hơn cả?

A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Bắc Trung Bộ.

C. Các đồng bằng Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng.

D. Các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tổng hợp kiến thức.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

D

A

C

A

A

6

7

8

9

10

D

B

A

C

D

11

12

13

14

15

C

D

D

D

C

16

17

18

19

20

B

B

C

B

D

21

22

23

24

25

D

A

D

A

B

26

27

28

29

30

C

C

A

B

A

31

32

33

34

35

D

B

B

C

D

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Địa lí 12 tại HocTot.XYZ

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close