Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Địa lí 11

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng thứ

A. thứ hai thế giới sau Liên bang Nga.  

B. thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa.

C. thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Canađa và Hoa Kỳ.

D. thứ năm thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ và Braxin.

Câu 2. Khu vực Đông Nam Á nằm ở nơi tiếp giáp giữa hai đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

C. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. 

D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 3. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ở ven biển là

A. Hồng Công và Thượng Hải.

B. Hồng Công và Ma Cao.

C. Hồng Công và Quảng Châu.

D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 4. Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không có diện tích giáp biển.

A. Lào.

B. Mi-an-ma.  

C. Cam-pu-chia.

D. Thái Lan.

Câu 5. Quốc gia có số dân đông nhất thế giới hiện nay là

A. Hoa Kì

B. Ấn Độ

C. Trung Quốc

D. Liên Bang Nga

Câu 6.Cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực Đông Nam Á là

A. Lúa mì.

B. Ngô.

C. Lúa gạo.

D. Lúa mạch.

Câu 7. Nhật Bản nằm ở khu vực nào của châu Á?

A. Đông Nam Á.

B. Nam Á.

C. Đông Á.

D. Bắc Á.

Câu 8: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có tất cả bao nhiêu quốc gia?

A. 8                             B. 10

C. 11                           D. 12

Câu 9. Đảo nào có diện tích lớn nhất Nhật Bản?

A. Hô-cai-đô.

B. Hôn-su.

C. Kiu - xiu.

D. Xi-cô-cư.

Câu 10. Đây là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo

A. Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.

B. Chủ yếu núi trung bình và núi thấp.

C. Có nhiều đồng bằng lớn được hình thành bởi phù sa sông.

D. Địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng tây bắc- đông nam.

Câu 11.Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai lục địa nào?

A. Lục địa Á và lục địa Âu.

B. Lục địa Á-Âu và lục địa Phi.

C. Lục địa Á -Âu và lục địa Bắc Mĩ.

D. Lục địa Á-Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.

Câu 12. Trung Quốc là một đất nước rộng được chia thành hai miền khác nhau, miền Tây của Trung Quốc có khí hậu gì?

A. Khí hậu ôn đới hải dương.

B. Khí hậu cận xích đạo.

C. Khí hậu cận nhiệt đới.

D. Khí hậu ôn đới lục địa.

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1. (4 điểm)

a) Trình bày đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc.

b) Nêu mục tiêu chung của ASEAN. Tại sao ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?

Câu 2. (3 điểm) Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản

(Đơn vị: %)

a) Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990- 2005.

b) Nhận xét tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn trên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Trắc nghiệm: Tổng hợp kiến thức.

- Tự luận:

+ Xem lại lí thuyết phần đặc điểm dân cư - xã hội Trung Quốc.

+ Vẽ và nhận xét biểu đồ đường.

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

1

2

3

4

5

C

B

B

A

C

6

7

8

9

10

C

C

C

B

A

11

12

 

D

D

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (4 điểm)

a. Đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc:

- Dân cư:

+ Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới (1,42 tỉ người) và chiếm khoảng 18,5% dân số thế giới hiện nay.

+ Có trên 50 dân tộc, người Hán chiếm trên 90% dân số.

+ Dân số của Trung Quốc tăng liên tục qua các năm.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số của Trung Quốc ngày càng giảm.

+ Dân số thành thị của Trung Quốc tăng nhanh và chiếm 59,2% dân số cả nước, dân nông thôn chỉ còn chiếm 41,8% năm 2018.

+  Phân bố dân cư:

Dân cư phân bố không đều giữa các miền:

Tập trung đông ở miền Đông, các thành phố lớn. Hình thành nên các đô thị lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh,…

Thưa thớt ở miền Tây, khu vực núi cao.

- Xã hội:

-+ Nền giáo dục được đầu tư và phát triển.

+  Người lao động cần cù, sáng tạo và có chất lượng ngày càng cao.

+ Có nhiều phát minh: La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng,…

b, Mục tiêu chung của ASEAN: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định vì:

+ Các vấn đề về biên giới, đảo, đặc quyền kinh tế do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại trong khu vực ĐNÁ còn nhiều vấn đề rất phức tạp cần phải ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết một cách hòa bình.

+ Mỗi quốc gia trong khu vực từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định nên đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết phải ổn định.

+ Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

Câu 2 (3 điểm)

a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005.

Yêu cầu: chính xác, thẩm mĩ, đầy đủ thông tin, biểu đồ khác không cho điểm.

b. Nhận xét

- Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990-2005 có  xu hướng giảm (dc)

- Tốc độ tăng GDP không đều:

+ Giai đoạn 1990-1999, 2003-2005 giảm (dc)

+ Giai đoạn 1999-2003 tăng (dc)

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close