Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 10- Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 10 Đề bài PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đất nước chính thức bị chia cắt sau cuộc chiến tranh A. Trịnh – Nguyễn. B. Lê – Mạc. C. Lê – Trịnh. D. Trịnh – Mạc. Câu 2: Chiến thắng nào quyết định cuộc kháng chiến chống quân Xiêm giành thắng lợi? A. Bạch Đằng. B. Chi Lăng - Xương Giang. C. Rạch Gầm - Xoài Mút. D. Ngọc Hồi - Đống Đa. Câu 3: Kết quả của các cuộc cách mạng tư sản là gì? A. Hình thành liên minh tư sản và vô sản. B. Thiết lập sự cầm quyền của vô sản. C. Thiết lập sự cầm quyền của giai cấp tư sản. D. Thiết lập sự cầm quyền của phong kiến. Câu 4: Vì sao năm 1870, Phổ tiến hành cuộc chiến tranh với Pháp? A. Pháp cản trở quá trình thống nhất đất nước của Phổ. B. Phổ muốn sáp nhập Pháp vào lãnh thổ của mình. C. Phổ muốn Pháp suy yếu về kinh tế. D. Pháp có những hành động khiêu khích, xâm lấn đất đai của Phổ. Câu 5: Điều không phản ánh đúng tình hình nước ta thế kỷ XVI? A. Các vua triều Lê quan tâm, chăm lo cho dân. B. Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân. C. Nhiều thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực. D. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Câu 6: Hình thức của cách mạng tư sản Anh là gì? A. Nội chiến cách mạng. B. Đấu tranh chính trị, hòa bình. C. Chiến tranh xâm lược. D. Chiến tranh giải phóng. Câu 7: Những tiến bộ về khoa học - kỹ thuật góp phần A. thay thế lao động chân tay bằng máy móc. B. thay đổi cơ cấu sản xuất và kinh tế. C. thay đổi cơ cấu dân cư. D. đẩy nhanh các cuộc chiến tranh. Câu 8: Tôn giáo được độc tôn ở thế kỷ XIX là A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. tín ngưỡng dân gian. Câu 9: Năm 1830-1831, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, chia cả nước thành A. 30 đạo thừa tuyên. B. 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. C. hai vùng: Bắc thành, Gia Định thành. D. ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các trực doanh. Câu 10: Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá A. Là cuộc chiến tranh chống xâm lược. B. Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. C. Là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. D. Là cuộc cách mạng tư sản triệt để. Câu 11: Lực lượng lãnh đạo quá trình thống nhất nước Đức là A. Giai cấp tư sản. B. Tư sản và quý tộc phong kiến. C. Quý tộc quân phiệt. D. Giai cấp vô sản. Câu 12: Năm 1802, triều đại nào được thành lập? A. Nhà Đinh. B. Tiền Lê. C. Nhà Trần. D. Nhà Nguyễn. Câu 13: Vai trò của phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII là gì? A. Chưa hoàn thành thống nhất đất nước. B. Đòi lại quyền lợi cho nông dân lao động. C. Đã hoàn thành thống nhất đất nước. D. Căn bản hoàn thành thống nhất đất nước. Câu 14: c vì sao được gọi là cách mạng tư sản? A. Lật đổ chính quyền cai trị phong kiến. B. Do giai cấp tư sản lãnh đạo. C. Thiết lập nền quân chủ lập hiến. D. Do nhân dân lãnh đạo. Câu 15: Tôn giáo bị cấm đoán ngặt nghèo thời Nguyễn là A. Đạo Phật. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 16: Quá trình thống nhất ở Italia thường gọi là gì? A. Thống nhất từ trên xuống. B. Thống nhất từ dưới lên. C. Thống nhất bằng hòa bình. D. Thống nhất bằng bạo lực. Câu 17: Nghệ thuật kháng chiến đặc sắc của nhà Trần là gì? A. Phòng thủ chủ động. B. Tiên phát chế nhân. C. Đánh nhanh thắng nhanh. D. Vườn không nhà trống. Câu 18: Thể chế chính quyền thời Lê - Trịnh thường gọi là gì? A. Thể chế hai đầu. B. Thể chế song đầu. C. Thể chế lưỡng đầu. D. Thể chế nhị đầu. Câu 19: Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng A. Tư sản đầu tiên ở châu Âu. B. Tư sản điển hình. C. Tư sản triệt để. D. Tư sản đầu tiên trên thế giới. Câu 20: Phong trào Tây Sơn mang tính chất A. Nội chiến. B. Khởi nghĩa nông dân. C. Chiến tranh giải phóng dân tộc. D. Kháng chiến chống ngoại xâm. Câu 21: Triều Mạc thành lập vào năm A. 1526. B. 1527. C. 1572. D. 1562. Câu 22: Rô-be-spi-e và phái Giacôbanh bị lực lượng tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính vì A. sau khi đưa cách mạng đến đỉnh cao, phái Giacôbanh đã thực hiện nhiều chính sách phản động. B. Rô-be-spi-e đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Pháp. C. phái Giacôbanh có nhiều chính sách kìm hãm kinh tế công-thương nghiệp phát triển. D. giai cấp tư sản không muốn cách mạng tiếp tục phát triển bởi vì các mục tiêu mà họ đặt ra đã được thực hiện. Câu 23: Vì sao năm 1649, Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao? A. Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến-một chế độ phù hợp với tình hình nước Anh lúc đó. B. Vua Sác-lơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập. C. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập. D. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản. Câu 24: Năm 1077, quân dân nhà Lý kháng chiến thắng lợi hoàn toàn chống quân xâm lược nào? A. Nguyên B. Mông Cổ. C. Minh. D. Tống. Câu 25: Cách mạng công nghiệp Anh bùng nổ từ A. thế kỷ XVI. B. thế kỷ XVII. C. thế kỷ XVIII. D. thế kỷ XIX. Câu 26: Cách mạng công nghiệp biến nước Anh trở thành A. Công xưởng của thế giới. B. Giàu nhất thế giới. C. Lớn nhất thế giới. D. Mạnh nhất thế giới. Câu 27: Ngành kinh tế đầu tiên bùng nổ cách mạng công nghiệp ở nước anh là A. Ngành cơ khí. B. Ngành luyện kim. C. Ngành dệt. D. Ngành may mặc. Câu 28: Vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh năm A. 1786. B. 1787. C. 1788. D. 1789. PHẦN II: TỰ LUẬN Anh, chị hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển tư tưởng, tôn giáo, giáo dục và văn học Đại Việt từ thế kỷ X đến XV. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 108. Cách giải: Sau cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627 – 1672) không phân thắng bại, hai bên đã giảng hóa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong với hai chính quyền riêng biệt. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 117. Cách giải: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút thắng lợi (1785) đã đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Xiêm giành thắng lợi, miền Nam trở lại yên bình. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: Phân tích mục tiêu, kết quả của các cuộc cách mạng tư sản, nhận xét. Cách giải: Xét khái niệm cách mạng tư sản: là cuộc cách mạng giai cấp tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân là động lực chính, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ. Sau khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản lập chế độ cộng hoà, nắm quyền thống trị thay cho giai cấp phong kiến. Cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản giành độc lập và phát triển. => Như vậy, kết quả của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là thiết lập sự cầm quyền ở giai cấp tư sản. Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 163-164, suy luận. Cách giải: Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức được thực hiện thông qua ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng, trong đó có cuộc chiến tranh chống Pháp (1870 – 1871). Điều này chứng tỏ, Pháp đã cản trở quá trình thống nhất của Phổ, thực hiện cuộc chiến tranh này Bix-mac đã gạt được ảnh hưởng của Pháp, thu phục các bang miền Nam, hoàn thành việc thống nhất đất nước. Chọn: A Câu 5. Phương pháp: sgk trang 106, suy luận. Cách giải: - Các đáp án B, C, D: đều thuộc tình hình nước ta trong thế kỉ XVI. - Đáp án A: Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy yếu, vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực không còn quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân nữa. Chọn: A Câu 6. Phương pháp: sgk trang 145, suy luận. Cách giải: Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và giáo hội Anh. Chọn: A Câu 7. Phương pháp: sgk trang 172. Cách giải: Những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này. Chọn: B Câu 8. Phương pháp: sgk trang 129. Cách giải: Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: sgk trang 126. Cách giải: Năm 1830 – 1831, vua Minh Mạng đã quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Chọn: B Câu 10. Phương pháp: Phân tích kết quả của cuộc cách mạng tư sản Pháp, đánh giá. Cách giải: Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để vì: - Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Có ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. - Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đã đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. Chọn: D Câu 11. Phương pháp: sgk trang 163, suy luận. Cách giải: Lãnh đạo quá trình thống nhất nước Đức là giai cấp tư sản và quý tộc quân phiệt Phổ. Chọn: B Câu 12. Phương pháp: sgk trang 125. Cách giải: Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn. Chọn: D Câu 13. Phương pháp: Phân tích những việc làm của phong trào nông dân Tây Sơn, đánh giá. Cách giải: Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. Chọn: D Chú ý: Đất nước được hoàn toàn thống nhất khi Nhà Nguyễn được thành lập (1802). Câu 14. Phương pháp: Phân tích đặc điểm của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, đánh giá. Cách giải: Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được gọi là cuộc cách mạng tư sản do: - Đây là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính chất cách mạng tư sản, nổ ra ở ngoài châu Âu vào buổi đấu thời cận đại. - Người lãnh đạo la G. Oasinhtơn là người thuộc giai cấp tư sản. - Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thắng lợi và một chính quyền của giai cấp tư sản đã được lập ra; đó là Hợp Chúng quốc Hoa Kì. Chọn: B Câu 15. Phương pháp: sgk trang 129. Cách giải: Do lo sợ trước âm mưu của phương Tây, nhà Nguyễn đã hạn chế và cấm đoán các hoạt động của Thiên chúa giáo. Chọn: D Câu 16. Phương pháp: Phân tích diễn biến của quá trình thống nhất Italia, nhận xét. Cách giải: Cuộc đấu tranh thống nhất Italia được thực hiện từ dưới lên, quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong cuộc vận động thống nhất dẫn đến thành lập vương quốc Italia. Chọn: B Câu 17. Phương pháp: sgk trang 98, suy luận. Cách giải: Một trong những nghệ thuật kháng chiến đặc sắc dưới thời Trần là thực hiện “Vườn không nhà trống”. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, quân giặc đi đến đâu nếu không bị đánh giết thì cũng gặp cảnh “Vườn không nhà trống”. Chọn: D Câu 18. Phương pháp: Nhận xét đặc điểm của thế chế chính quyền thời Lê – Trịnh, đánh giá. Cách giải: Thể chế chính quyền thời Lê – Trịnh thường được gọi là thể chế “lưỡng đầu chế”. Nghĩa là vua Lê và chúa Trịnh đều cùng tồn tại, tuy nhiên quyền hành thực tế của vua Lê chỉ còn trên danh nghĩa, quyền lực thực tế tập trung vào tay chúa Trịnh. Chọn: C Chú ý: Thế chế lưỡng đầu này cũng đã tồn tại ở Nhật Bản, tồn tại đồng thời Thiên hoàng và Mạc phủ. Tuy nhiên, quyền lực của Thiên hoàng nhiều hơn so với vua Lê ở Việt Nam. Câu 19. Phương pháp: sgk trang 144. Cách giải: Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Chọn: D Câu 20. Phương pháp: Đánh giá những đặc điểm của phong trào Tây Sơn, nhận xét. Cách giải: Phong trào Tây Sơn diễn ra với mục tiêu chống lại chế độ phong kiến, giành quyền lợi cho nhân dân, do giai cấp nông dân lãnh đạo. Lần đầu tiên nông dân đã làm nên lịch sử của riêng mình, từ một cuộc khởi nghĩa trong địa bàn nhỏ hẹp phong trào đã phát triển nhanh chóng, sức mạnh của phong trào nông dân đã đánh bại các thế lực phong kiến, phá vỡ xu hướng cát cứ, tạo tiền đề cho sự thống nhất về mặt nhà nước. => Tính chất của phong trào Tây Sơn là: khởi nghĩa nông dân. Chọn: C Câu 21. Phương pháp: sgk trang 106. Cách giải: Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc. Chọn: B Câu 22. Phương pháp: sgk trang 157, suy luận. Cách giải: Khi cách mạng đang giành thắng lợi, phái Giacôbanh nắm quyền và thực hiện những chính sách mang lại quyền lợi cho nhân dân -> Cách mạng càng phát triển thì động chạm đến quyền lợi của giai cấp tư sản -> Ngày 27-7-1794, trong phiên họp của Quốc hội, lực lượng tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh -> chấm dứt giai đoạn phát triển đi lên của cách mạng. Chọn: D Câu 23. Phương pháp: sgk trang 145, suy luận. Cách giải: Do áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước Cộng hòa do Ô-li-vơ Crôm-oen đứng đầu => Cách mạng đạt tới đỉnh cao. Chọn: B Câu 24. Phương pháp: sgk trang 97. Cách giải: Năm 1077, quân dân nhà Lý kháng chiến chống quân xâm lược Tống giành thắng lợi. Chọn: D Câu 25. Phương pháp: sgk trang 159. Cách giải: Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Chọn: C Câu 26. Phương pháp: sgk trang 161. Cách giải: Cách mạng công nghiệp đã biến nước Anh từ giữa thế kỉ XIX trở thành “công xưởng của thế giới”. Chọn: A Câu 27. Phương pháp: sgk trang 159. Cách giải: Những phát minh đầu tiên trong cách mang công nghiệp ở Anh bắt đầu từ công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ. Chọn: C Câu 28. Phương pháp: sgk trang 119. Cách giải: Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Chọn: D PHẦN II: TỰ LUẬN Phương pháp: sgk trang 101-102. Cách giải: 1. Tư tưởng, tôn giáo. Ở thời kỳ độc lập Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh. * Nho giáo - Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị (những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ), chi phối nội dung giáo dục thi cử. - Nho giáo không phổ biến trong nhân dân. * Đạo Phật - Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi và giữ vị trí đặc biệt quan trọng. + Các nhà sư được triều đình tôn trọng và có lúc đã tham gia bàn việc nước. + Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí Phật. + Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông. * Đạo giáo: - Không phổ cập, hòa lẫn trong tín ngưỡng dân gian. - Một đạo quán được xây dựng. 2. Giáo dục: - Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. - Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành - Thế kỉ X – XV, giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài. + Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ. + Năm 1484, dựng bia ghi tên tiến sĩ => Giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển. - Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. 3. Phát triển văn học - Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo. - Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. - Đặc điểm, ý nghĩa: + Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. + Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. HocTot.XYZ
|