Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 9 Đề bài A. TRẮC NGHIỆM. (3Đ) 1. Khoanh tròn 1 phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau (2đ) Câu 1: Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí thì: A. Góc khúc xạ bằng góc tới. B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. C. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. D. Không có góc khúc xạ. Câu 2: Đặt một vật trước một thấu kính phân kì, ta sẽ thu được : A. Một ảnh thật, lớn hơn vật. B. Một ảnh thật, nhỏ hơn vật. C. Một ảnh ảo, lớn hơn vật D. Một ảnh ảo, nhỏ hơn vật. Câu 3: Nếu tăng hiệu điện thế ở 2 đầu đường dây tải điện lên 20 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. Tăng lên 20 lần. B. Giảm đi 400 lần C.Giảm đi 20 lần. D.Tăng lên 400 lần. Câu 4: Có thể kết luận như câu nào dưới đây: A. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần. B. Mắt lão nhìn rõ các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa C. Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần. D. Người có mắt cận nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần. 2. Điền khuyết (1đ) Câu 5: Ảnh trên phim là ảnh thật, ....................... và ..................................với vật. Câu 6: Kính lúp là một thấu kính .......................... có tiêu cự ...............dùng để quan sát các vật................... B. TỰ LUẬN (7Đ) Câu 7: Nêu cấu tạo chính và hoạt động của máy phát điện xoay chiều? Câu 8: Một máy biến thế phải tăng hiệu điện thế từ 110V lên đến 380V. Cuộn sơ cấp có 2200 vòng. Tính số vòng của cuộn thứ cấp ? Câu 9: Đặt một vật trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 8cm.Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 24cm. A nằm trên trục chính. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB b) Giả sử AB bằng 40cm. Tính chiều cao A’B’ của ảnh? Tính khoảng cách d’ từ ảnh đến thấu kính? c) Vẽ ảnh A’B’ của AB với trường hợp là thấu kính phân kỳ và tính chiều cao A’B’ của ảnh (Biết AB = 40cm) ? Lời giải chi tiết A. TRẮC NGHIỆM 1 - Khoanh tròn
Câu 1: Phương pháp: - Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng - Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới - Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Cách giải: Ta có: - Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới - Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Chọn C Câu 2: Phương pháp: Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính Cách giải: Đặt một vật trước thấu kính phân kì ta sẽ thu được ảnh ảo, nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Chọn D Câu 3: Phương pháp: Công thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\) Cách giải: Công thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\) → Khi hiệu điện thế tăng lên 20 lần thì công suất hao phí giảm đi 202 = 400 lần. Chọn B Câu 4: Phương pháp: - Mắt tốt là mắt có thể nhìn rõ các vật từ gần đến xa vô cùng (~25 cm → ∞). - Mắt cận là mắt có điểm cực cận và cực viễn ở gần mắt, nên chỉ nhìn được gần mà không nhìn được xa - Mắt lão là mắt có điểm cực cận xa mắt, nên không nhìn rõ các vật ở gần mắt. Cách giải: Ta có: - Mắt tốt là mắt có thể nhìn rõ các vật từ gần đến xa vô cùng (~25 cm → ∞). - Mắt cận là mắt có điểm cực cận và cực viễn ở gần mắt, nên chỉ nhìn được gần mà không nhìn được xa - Mắt lão là mắt có điểm cực cận xa mắt, nên không nhìn rõ các vật ở gần mắt. Chọn A 2. Điền khuyết Câu 5: Phương pháp: Máy ảnh là một dụng cụ giúp chụp lại hình ảnh của vật trên phim. Ảnh trên phim là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật Cách giải: Ảnh trên phim là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật. Câu 6: Phương pháp: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ. Cách giải: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ B. TỰ LUẬN (7Đ) Câu 7: Phương pháp: - Máy phát điện xoay chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. - Có 2 loại máy phát điện: + Loại 1: nam châm quay, cuộn dây đứng yên. + Loại 2: nam châm đứng yên, cuộn dây quay. - Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi từ trường qua cuộn dây biến thiên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Cách giải: * Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. * Có 2 loại máy phát điện: + Loại 1: nam châm quay, cuộn dây đứng yên + Loại 2: nam châm đứng yên, cuộn dây quay. * Nguyên tắc hoạt động: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi từ trường qua cuộn dây biến thiên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Câu 8: Phương pháp: Công thức máy biến áp: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\) Cách giải: Tóm tắt: N1 = 2200 vòng; U1 = 110 V; U2 = 380 V N2 = ? vòng Giải: Áp dụng công thức máy biến áp ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \) \(\Rightarrow {N_2} = \frac{{{U_2}.{N_1}}}{{{U_1}}} = \frac{{380.2200}}{{110}} = 7600\,\) Vậy cuộn thứ cấp cần có 7600 vòng dây. Câu 9: Phương pháp: a) Vẽ ảnh của vật, sử dụng 2 trong 3 tia đặc biệt đê vẽ ảnh. Vật nằm ngoài khoảng tiêu cự nên ảnh là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. b) Sử dụng công thức về tam giác đồng dạng để xác định vị trí ảnh và độ cao ảnh. c) Vẽ ảnh với thấu kính phân kì và áp dụng công thức về tam giác đồng dạng để xác định vị trí ảnh và độ cao ảnh. Cách giải: Tóm tắt: TKHT có f = 8 cm; d = 24 cm; AB cao 40 cm. a) Vẽ ảnh, nêu tính chất ảnh b) Xác định khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và độ cao của ảnh c) Vẽ ảnh và tính chiều cao ảnh trong trường hợp thấu kính phân kì. Giải: a) Vẽ hình Từ hình vẽ, ta thấy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn vật, ngược chiều vật. b) + Xét tam giác ABO và tam giác A’B’O Có: \(\widehat {AOB} = \widehat {A'OB'}\) (đối đỉnh); \(\widehat A = \widehat {A'} = {90^0}\) Nên tam giác ABO ~ tam giác A’B’O Ta có các tỉ số đồng dạng: \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{AO}}{{A'O}} \Leftrightarrow \frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\) + Xét tam giác OIF’ và tam giác F’A’B’ Có \(\widehat {IF'O} = \widehat {B'F'A'}\); \(\widehat O = \widehat {A'} = {90^0}\) Nên tam giác OIF’ ~ tam giác F’A’B’ . Ta có tỉ số đồng dạng: \(\frac{{OI}}{{A'B'}} = \frac{{OF'}}{{F'A'}} \Leftrightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OF'}}{{OA' - OF'}}\) \(\Leftrightarrow \frac{d}{{d'}} = \frac{f}{{d' - f}}\) + Thay số từ đề bài ta có: \(\frac{{24}}{{d'}} = \frac{8}{{d' - 8}} \Leftrightarrow 24d' - 24.8 = 8d' \) \(\Leftrightarrow 16d' = 24.8 \Leftrightarrow d' = 12cm\) \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}} \Leftrightarrow h' = h.\frac{{d'}}{d}\) \(= 40.\frac{{12}}{{24}} = 20cm\) Vậy ảnh cách thấu kính 12 cm và cao 20 cm. c) Vẽ hình: Xét tam giác OAB và tam giác OA’B’ có góc \(\widehat A = \widehat {A'} = {90^0};\widehat O\) chung vậy ∆OAB ~ ∆ OA’B’, ta có tỉ số đồng dạng: \(\frac{{OA}}{{OA'}} = \frac{{AB}}{{A'B'}} \Rightarrow \frac{d}{{d'}} = \frac{h}{{h'}}\) Xét tam giác IOF’ và tam giác B’A’F’ Có \(\widehat O = \widehat {A'} = {90^0};\widehat {F'}\) chung Nên ∆IOF’~ ∆B’A’F’ Ta có tỉ số đồng dạng: \(\frac{{OI}}{{B'A'}} = \frac{{F'O}}{{F'A}} \Rightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{F'O}}{{F'O - A'O}}\) \(\Leftrightarrow \frac{h}{{h'}} = \frac{f}{{f - d'}}\) Sử dụng hai công thức đồng dạng và thay số ta có: \(\) \({l}\frac{d}{{d'}} = \frac{h}{{h'}} = \frac{f}{{f - d'}} \Rightarrow \frac{{24}}{{d'}} = \frac{8}{{8 - d'}}\) \(\Rightarrow - 24.d' + 24.8 = 8d'\\ \Rightarrow 32d' = 24.8 \Rightarrow d' = 6cm\\\frac{d}{{d'}} = \frac{h}{{h'}} \Rightarrow \frac{{24}}{6} = \frac{{40}}{{h'}}\) \(\Rightarrow h' = 40.\frac{6}{{24}} = 10cm\) Vậy ảnh cách thấu kính 6 cm và cao 10 cm. Nguồn: Sưu tầm HocTot.XYZ
|