Đề số 35 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề trắc nghiệm

Đề bài

Câu 1: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở

B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng

C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.

D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.

Câu 2: Hiện tượng di nhập gen

A. Tạo ra alen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa

B. Làm giảm bớt sự phân hóa kiểu gen giữa các quần thể khác nhau trong cùng một loài

C. Không phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi ra khỏi quần thể

D. Làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể

Câu 3: Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

A. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt.

B. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng

C. Tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành

D. Nhân nuôi thiên địch(nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống.

Câu 4: Xitokinin có vai trò:

A. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự già hóa của tế bào.

B. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm giảm sự già hóa của tế bào.

C. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh , làm chậm sự  phát triển chồi bên và sự già hóa của tế bào.

D. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh , làm chậm sự  phát triển chồi bên, làm tăng sự già hóa của tế bào.

Câu 5: Thoát hơi nước qua là bằng con đường?

A. Qua khí khổng, mô giậu

B. Qua khí khổng, cutin

C. Qua cutin, biểu bì

D. qua cutin, mô giậu

Câu 6: Quá trình khử nitrat là quá trình

A. Chuyển hóa NH4+  thành NO3-

B. chuyển hóa NO3-  thành NH4+  

C. Chuyển hóa NO2-  thành  NH3 

D. Chuyển hóa NO3-  thành N2

Câu 7: Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong thể đa bôi, bộ NST của tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là 2n+2

B. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt

C. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n

D. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ

Câu 8: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợ nhiễm sắc có đường kính lần lượt là:

A. 30 nm và 300 nm

B. 11 nm và 300 nm

C. 11 nm và 30 nm

D. 30 nm và 11 nm

Câu 9: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể không theo chu kỳ là

A. Ở Việt Nam, hằng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,…. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

B. ở Việt Nam vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC

D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó giảm.

Câu 10: Trong một hệ sinh thái

A. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.

B. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng

C. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.

D. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.

Câu 11: Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự nào?

A. Khe xinap→Màng trước xinap→Chùy xinap→Màng sau xinap

B. Màng trước xinap→Chùy xinap→ Khe xinap→Màng sau xinap

C. Màng sau xinap→Khe xinap→Chùy xinap→Màng trước xinap

D. Chùy xinap→Màng trước xinap→Khe xinap→Màng sau xinap

Câu 12: Theo thuyết tiến hóa hiện địa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa

B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.

C. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là đấu hiệu của cách li sinh sản

D. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

Câu 13: Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?

A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ.

B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn

C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật tiết ea enzim tiêu hóa xellulozo

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại

Câu 14: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã mà mêtionin

B. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều riboxom tham gia dịch mã trên phân tử mARN

C. Bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.

D. Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 5’→ 3’ trên mạch gốc của phân tử ADN

Câu 15: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp (AA và aa) trong quần thể là

A. 1- (1/2)5                                  B. (1/2)5

C. (1/4)5                                      D. 1/5

Câu 16: Trong trường hợp liên kết hoàn toàn và mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì phép lai nào sau đây sẽ cho số loại kiểu hình nhiều nhất?

A.\(\dfrac{{AB}}{{ab}} \times \dfrac{{AB}}{{ab}}\)  

B. \(\dfrac{{Ab}}{{aB}} \times \dfrac{{Ab}}{{aB}}\)

C. \(\dfrac{{Ab}}{{ab}} \times \dfrac{{aB}}{{ab}}\)

D.  \(\dfrac{{AB}}{{ab}} \times \dfrac{{Ab}}{{aB}}\)

Câu 17: Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A quy định tính trạng máu đông bình thường, Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là?

A. XaXa và XAY

B. XAXA và XaY

C. XAXa và XAY

D. XaXa và XaY

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định

B. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn

C. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác dộng mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã

D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh

Câu 19: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với hệ sinh thái nông nghiệp

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh

(3) Loại bỏ các loại tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí

(5) Bảo vệ các loài thiên địch

(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.

Phương án đúng là:                    

A. 1, 2,3,4

B. 2, 3, 4, 6

C. 2, 4, 5, 6

D. 1, 3, 4, 5

Câu 20: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúngkhi nói về mô hình hoạt động của operon Lac ở E.coli?

(1) Gen điều hòa tổng hợp ra protein ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactose

(2) Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của operon Lac từ đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen

(3) Vùng vận hành là vị trí tương tác với protein ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ADN-polimerase

(4) 3 gen cấu trúc Z, Y, A trong Operon Lac luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho cả 3 gen

(5) Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành

A. 4                                             B. 3

C. 1                                             D. 2

Câu 21: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?

(1) Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh

(2) Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái

(3) Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm yếu là các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm… và một số vi sinh vật hóa tự dưỡng

(4) Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo

A. 4                                             B.3

C. 1                                             D. 2

Câu 22: Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên

(2) Giao phối ngẫu nhiên

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên

(5) Đột biến

(6) Di-nhập gen

Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể là

A. 1, 2, 4, 5

B. 1, 3, 4, 5

C. 1, 4, 5, 6

D. 2, 4, 5, 6

Câu 23: ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả màu vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả màu vàng, F1 thu được toàn cây quả đỏ. (Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ, và F1 xảy ra bình thường). Cho các cây F1 giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F2

A. 35 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng

B. 3 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng

C.1 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng

D. 11 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng

Câu 24: Cho 4 loài có giới hạn dưới, điểm cực thuận và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là: Loài 1= 15oC, 33oC, 41oC; Loài 2= 8oC, 20oC, 38oC; Loài 3= 29oC, 36oC, 50oC; Loài 4= 2oC, 14oC, 22oC. Giới hạn nhiệt độ rộng nhất thuộc về:

A. Loài 2                                     B. Loài 1

C. Loài 3                                     D. Loài 4

Câu 25: Khi nói về quá trình phiên mã, có bao nhiêu ý đúng trong các ý sau đây?

(1) Tất cả vi khuẩn và sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã.

(2) Quá trình phiên mã dừng lại khi gặp bộ ba kết thúc

(3) Các ribonucleotit trên mARN không tạo thành liên kết hidro với các nucleotit trên mạch gốc của gen

(4) Trong quá trình phiên mã nguyên tắc bổ sung thể hiện suốt chiều dài vùng mã hóa của gen

(5) Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ hay nhân thực đều gồm ba giai doạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.

A. 3                                             B. 5

C. 2                                             D. 4

Câu 26: Xét các đặc điểm sau:

(1) Máu được tim bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể

(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu dịch mô

(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình , tốc độ máu chảy nhanh

(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào sau đó trở về tim

(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở

A. 2                                             B. 4

C. 5                                             D. 3

Câu 27: Giả sử lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả bằng sơ đồ dưới đây:

 

Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Có 3 chuỗi thức ăn gồm ba bậc dinh dưỡng.

II. Nếu loại bỏ động vật ăn rễ cây ra khỏi quần xã thì chỉ có rắn và thú ăn thịt mất đi.

III. Có 2 loài vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp ba vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp bốn.

IV. Thú ăn thịt và rắn không trùng lặp về ổ sinh thái dinh dưỡng.

A. 4                                             B. 3

C. 2.                                            D.1

Câu 28: Khi nói về các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật, xét phát biểu sau:

(1) Giun, sán sống trong ruột lợn là biểu hiện của mối quan hệ kí sinh- vật chủ

(2) Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ đậu là biểu hiện của mối quan hệ hội sinh

(3) Quan hệ giữa loài ong hút mật hoa và loài hoa mối quan hệ cộng sinh

(4) Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối là biểu hiện mối quan hệ cộng sinh

(5) Quan hệ giữa cây tỏi và sinh vật xung quanh là quan hệ ức chế- cảm nhiễm

Số phát biểu không đúng là

A. 2                                             B. 1

C. 3                                             D. 4

Câu 29: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen \(Aa\dfrac{{Bd}}{{bD}}Ee\) tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:

A. 8                                             B. 16

C. 12                                           D. 6

Câu 30: Cho 2 cây có 2 cặp gen dị hợp giao phấn với nhau thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1. Biết gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Trong các nhận định dưới đây có  bao nhiêu nhận định đúng:

(1) Bố mẹ có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau

(2) Hoán vị có thể xảy ra ở hai giới

(3) Đời con có tối đa 9 kiểu gen

(4) Hoán vị chỉ xảy ra ở một giới

(5) Các gen có thể liên kết hoàn toàn

(6) Đời con có tối đa 3 kiểu gen

A. 2                                             B. 3

C. 5                                             D. 4

Câu 31: ở cá chép, xét 1 gen gồm 2 alen: Alen A không vảy là trội hoàn toàn so với alen a có vảy; kiểu ge AA làm trứng không nở. Thực hiện một phép lai giữa các cá chép không vảy thu được F1, cho F1  giao phối ngẫu nhiên được F2. Tiếp tục cho F2 giao phối ngẫu nhiên được F3. Tính theo lí thuyết, khi cá lớn lên, số cá chép không có vảy ở F3 chiếm tỉ lệ là

A. 5/9                                          B. 4/9

C. 2/5                                          D. 3/5

Câu 32: Một quần thể có cấu trúc như sau: P: 17,34% AA: 59,32%Aa: 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3?

A. Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA: 49,82%Aa: 28,09%aa

B. Tần số tương đối của A/a=0,47/0,53

C. Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với P

D. Tỉ lệ kiểu gen 28,09%AA: 49,82%Aa: 22,09%aa

Câu 33: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho cây có kiểu gen dị hợp từ về 2 cặp gen tự thụ phấn đời con thu được 3600 cây, trong đó có 144 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín muộn là bao nhiêu?

A. 826 cây                                   B. 628 cây

C. 576 cây                                   D. 756 cây

Câu 34: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai \(\dfrac{{Ab}}{{aB}}X_E^DX_E^d \times \dfrac{{Ab}}{{ab}}X_E^dY\) , kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ

A. 45%                                        B. 35%

C. 40%                                        D. 22,5%

Câu 35: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho hoa màu đỏ, chỉ có mặt một gen trội A cho hoa màu vàng, chỉ có mặt một gen trội B cho hoa màu hồng và khi thiếu cả hai gen trội cho hoa màu trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 hoa đỏ, thân cao: 3 hoa đỏ, thân thấp: 2 hoa vàng, thân cao: 1 hoa vàng, thân thấp: 3 hoa hồng, thân cao: 1 hoa trắng, thân cao. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây phủ hợp với kết quả trên?

(1) Kiểu gen của (P) là \(Aa\dfrac{{Bd}}{{bD}}\)

(2) Cặp gen quy định chiều cao cây nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể với một trong hai cặp gen quy định màu sắc hoa

(3) Các gặp gen quy định màu sắc hoa phân li độc lập với nhau

(4) Tỉ lệ cá thể có kiểu gen giống (P) ở F1 là 50%

A. 4                                             B. 3

C. 1                                             D. 2

Câu 36: Ở một loài sinh vật, xét một locut gồm 2 alen A và a, trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306nm và có 2338 liên kết hidro, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061A và 7532G.

Cho kết lậu sau:

(1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a

(2) Gen A có G=X=538; A=T 362

(3) Gen a có A=T=360; G=X=540

(4) Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X

Số kết luận đúng là

A. 1                                             B. 2

C. 4                                             D. 3

Câu 37: Cho sơ đồ phả hệ sau:

 

Sơ đồ phá hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Có 18 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen

(2) Có ít nhất 13 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử

(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hợp tử.

(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh

A. 1                                             B. 4

C. 2                                             D. 3

Câu 38: ở một loài động vật có vú ngẫu phối, xét 3 gen: Gen 1 có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen 2 có 3 alen và gen 3 và 4 alen cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở vùng tương đồng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 1332

(2) Số kiểu gen đồng hợp tối đa trong quần thể là 36

(3) Số kiểu gen dị hợp tối đa trong quần thể 162

(4) Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là 11232

A. 1                                             B. 2

C. 3                                             D. 4

Câu 39: Cho phép lai (P) ở một loài động vật: ♀\(\dfrac{{AB}}{{ab}}\)DdXEXe  × ♂\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}\)DdXEY , thu được F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến, con đực không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây với F1?

(1) Có 12 loại kiểu hình.

(2) Nếu con cái hoán vị gen với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội là 9/32.

(3) Nếu con cái hoán vị gen với tần số 10% thì tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội 9/32.

(4) Nếu (P) không xảy ra hoán vị gen thì đời con có 36 loại kiểu gen.

A. 1                                             B. 2

C.4                                              D. 3

Câu 40: Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai của mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có chị chồng và mẹ chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 1/10. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không bị bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình.

Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Xác suất để người con gái của vợ chồng trên mang alen gây bệnh là 16/29

(2) Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là 29/64

(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 6 người trong gia các gia đình trên.

(4) Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là 2/11

A. 3                                             B. 4

C. 2                                             D. 1

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

B

D

B

B

6

7

8

9

10

B

A

C

C

B

11

12

13

14

15

D

C

A

D

A

16

17

18

19

20

C

C

A

D

A

21

22

23

24

25

A

C

A

A

A

26

27

28

29

30

B

B

B

C

B

31

32

33

34

35

C

C

D

D

B

36

37

38

39

40

B

C

B

B

C

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại HocTot.XYZ

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay