Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Vật lí 10 Đề bài Phần I: Trắc nghiệm (2,5 điểm). Câu 1: Hãy chỉ ra câu không đúng: A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng. B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau. C.Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động. D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xilanh là chuyển động thẳng đều. Câu 2: Câu nào sai: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. B. Vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian. C. Quãng đường đi được là hàm số bậc hai của thời gian. D. Gia tốc là đại lượng không đổi. Câu 3: Câu nào đúng? Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc v của vật khi chạm đất là: A. \(v = 2gh\) B. \(v = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \) C. \(v = \sqrt {2gh} \) D. \(v = \sqrt {gh} \) Câu 4: Câu nào sai: Chuyển động tròn đều có: A. Quỹ đạo là đường tròn B. Tốc độ dài không đổi C. Tốc độ góc không đổi D. Véctơ gia tốc không đổi Câu 5: Một ô tô khách đang chạy trên đường. Đối với người nào dưới đây, ô tô đang đứng yên: A. Người đứng bên lề đường. B. Người đi xe máy đang bị xe khách vượt qua. C. Người lái xe con đang vượt xe khách. D. Một hành khách ngồi trong ô tô. Câu 6: Câu nào đúng? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể: A. Nhỏ hơn F. B.Lớn hơn 3F. C. Vuông góc với lực \(\overrightarrow F \). D. Vuông góc với lực 2\(\overrightarrow F \). Câu 7: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào? A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn. C. Không thay đổi. D. Bằng 0. Câu 8: Câu nào đúng? Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là: A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe. B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa. C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất. D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa. Câu 9: Một người đúng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào: A. Trọng lực. B. Lực đàn hồi. C. Lực ma sát. D. Trọng lực và lực ma sát. Câu 10: Khi nói về chuyển động ném ngang, câu nói nào dưới đây là sai: A. Trong chuyển động ném ngang, véc tơ vận tốc của vật luôn luôn thay đổi phương. B. Trong chuyển động ném ngang, độ lớn của véc tơ vận tốc của vật tăng dần. C. Gia tốc của chuyển động ném ngang là gia tốc rơi tự do. D. Từ cùng một độ cao trên mặt đất ta có thể tăng tốc độ ban đầu của vật ném ngang để vật rơi xuống nhanh hơn. Phần II: Bài tập (7,5 điểm). Câu 1: (3,5 điểm). Một thanh dài AO, đều đồng chất, có khối lượng 1,0 kg. Một đầu O của thanh liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng một sợi dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm với thanh một góc a = 30o (như hình vẽ). Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.
Câu 2: (4,0 điểm). Một vật có khối lượng m = 5 kg chuyển động trên sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực \(\overrightarrow F \) hợp với hướng chuyển động một góc a = 30o(như hình vẽ). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là \({\mu _t}\)= 0,2. 1. Tính độ lớn của lực đó để : a. Vật chuyển động với gia tốc bằng 1 m/s2. b. Vật chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2. 2. Thay đổi góc \(\alpha\), tìm \(\alpha\) để lực kéo là nhỏ nhất mà vật chuyển động được. Lời giải chi tiết A. Phần trắc nghiệm
B. Phần tự luận Câu 1. Các lực tác dụng lên OA gồm \(\overrightarrow P ,\overrightarrow T ,\overrightarrow Q \) + Vẽ hình OA đều, đồng chất nên G là trung điểm của OA Xét trục quay tại O, ta có: \({M_Q} = 0\) \({M_P} = {M_T}\)(OA cân bằng) \( \Leftrightarrow P.OG.\sin {90^0} = T.OA.\sin \alpha ;{\rm{ }}\left( {OA = 2OG} \right)\) \( \Leftrightarrow T = \dfrac{P}{{2\sin \alpha }} = \dfrac{{1.10}}{{2.\sin {{30}^0}}} = 10\,(N)\)
Câu 2. 1) Các lực tác dụng lên vật: \(\overrightarrow F ,\overrightarrow P ,\overrightarrow N ,\overrightarrow {{F_{ms}}} \) Chọn trục Oxy như hình vẽ, O gắn với mặt đất Áp dụng định luật II Niutơn \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{ms}}} = m.\overrightarrow a \) (1) \(\begin{array}{l}\mathop {Ch(1)}\limits_{Ox} :{F_1} - {F_{ms}} = m.a\quad \\ \Leftrightarrow F.c{\rm{os}}\alpha - \mu .N = ma\;(2)\end{array}\) \(\begin{array}{l}\mathop {Ch(1)}\limits_{Oy} :N + {F_2} - P = 0\\ \Leftrightarrow N = P - F.{\rm{sin}}\alpha \;(3)\end{array}\) Từ (2) và (3) ta có: \(F(c{\rm{os}}\alpha + \mu \sin \alpha ) = \mu p + ma\) \( = \dfrac{{\mu p + ma}}{{{\rm{cos}}\alpha + \mu \sin \alpha }}\quad \quad \left( 4 \right)\) a) Với a=1m/s2 thay vào (4) ta được F\( = \dfrac{{0,2.5.10 + 5.1}}{{{\rm{cos3}}{{\rm{0}}^0} + 0,2\sin {{30}^0}}} = 15,528(N)\) b) Với a=0 (vật chuyển động thẳng đều) thay vào (4) ta được F\( = \dfrac{{0,2.5.10}}{{{\rm{cos3}}{{\rm{0}}^0} + 0,2\sin {{30}^0}}} = 10,35(N)\) 2) Vật chuyển động được khi \(a \ge 0\) \( \Leftrightarrow \) F\( \ge \dfrac{{\mu p}}{{{\rm{cos}}\alpha + \mu \sin \alpha }}\quad \quad \left( 5 \right)\) Mặt khác:\({\rm{cos}}\alpha + \mu \sin \alpha \le \sqrt {1 + {\mu ^2}} .\sqrt {{{\sin }^2}\alpha + {{\cos }^2}\alpha } = \sqrt {1 + {\mu ^2}} \) Từ (5) và (6) suy ra F\( \ge \dfrac{{\mu p}}{{\sqrt {1 + {\mu ^2}} }} \Rightarrow {F_{\min }} = \dfrac{{\mu p}}{{\sqrt {1 + {\mu ^2}} }}\) khi: \(\begin{array}{l}\dfrac{1}{{\cos \alpha }} = \dfrac{\mu }{{\sin \alpha }} \Leftrightarrow \tan \alpha = \mu = 0,2\\ \Rightarrow \alpha = 11,{3^0}\end{array}\)
Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại HocTot.XYZ HocTot.XYZ
|