Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phát minh quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống người nguyên thuỷ là A. phát minh ra cung tên. B. phát minh ra nhà cửa. C. phát minh ra lao. D. phát minh ra lửa. Câu 2: “Họ sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang”. Đó là tổ chức A. thị tộc. B. bộ lạc. C. bầy người nguyên thuỷ. D. công xã nông thôn. Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ A. V –IV trước công nguyên B. IV-III trước công nguyên C. III-II trước công nguyên D. II-I trước công nguyên Câu 4: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành các thị quốc Địa Trung Hải là A. cư dân sống tập trung ở thành thị B. thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển C. địa hình đất đai chia cắt, không có điều kiện tập trung đông dân cư D. sự hình thành các trung tâm buôn bán nô lệ Câu 5: Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng Nho học ở Trung Quốc là A. Tuân Tử B. Mạnh Tử C. Lão Tử D. Khổng Tử. Câu 6: Dưới thời nhà Đường, tôn giáo phát triển thịnh hành nhất là A. Phật giáo B. Nho giáo C. Hin đu D. Bà la môn. Câu 7: Nhà Thanh ở Trung Quốc là A. Triều đại ngoại tộc B. Triều đại phong kiến dân tộc C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn Câu 8: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là A. quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng B. mở rộng quan hệ sang phương Tây C. thần phục các nước phương Tây D. gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh. Câu 9: Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là A. thời Vương triều Gúp-ta B. thời Vương triều Hác-sa C. thời Vương triều Hồi giáo Đê-li D. thời Vương triều Mô-gôn Câu 10: Nét đặc sắc nổi bật của thời kì Gúp-ta ở Ấn Độ là A. đạo Phật xuất hiện và được truyền bá trong cả nước B. sự hoà hợp giữa đạo Phật và đạo Hinđu C. sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. D. sự thống nhất đất nước. Câu 11: Vương triểu Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn có nét chung giống nhau là A. đều là những vương triều ngoại tộc B. đều thi hành chính sách áp bức dân tộc, phân biệt tôn giáo C. đều du nhập tôn giáo vào Ấn Độ D. đều khuyến khích hoà hợp văn hoá. Câu 12: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm. C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng. Câu 13: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào thời gian A. từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII B. từ thế kỉ I đến thế kỉ X C. từ thế kỉ VII đến thế kỉ X D. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII. Câu 14: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á? A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực Câu 15: Thời cổ trung đại, nước nào sau đây đã có ảnh hưởng lớn nhất đến nền văn các nước Đông Nam Á? A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Ai Cập D. Hi Lạp Câu 16: Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào hiện nay vẫn còn là A. chùa Vàng B. Thạt Luổng C. đền Bay-on D. đền tháp Bu-rô-bu-đua. PHẦN II. TỰ LUẬN Nêu các thành tựu văn hóa Ấn Độ cổ trung đại? Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 5, suy luận. Cách giải: Nhờ phát minh ra lửa, con người có thể sử dụng một thứ năng lượng quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống của con người. => Phát minh ra lửa là phát minh quan trọng nhất giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ. Chọn: D Câu 2. Phương pháp: sgk trang 6. Cách giải: Người nguyên thủy sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang. Bấy giờ chưa có nhưng quy định xã hội nên người ta gọi những hợp quần xã hội đầu tiên này gọi là bầy người nguyên thủy. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 14. Cách giải: Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN. Đây là những nhà nước ra đời vào loại sớm nhất thế giới. Chọn: B Câu 4. Phương pháp: sgk trang 22, suy luận. Cách giải: Ven bờ biển Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. Chính vì thế, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước thì nhỏ, nghề buôn lại phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị, mỗi thành thị tương ứng là một quốc gia (thị quốc). => Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hình thành thị quốc Địa Trung Hải là địa hình đất đai chia cắt và không có điều kiện tập trung đông dân cư. Chọn: C Câu 5. Phương pháp: sgk trang 33. Cách giải: Người đầu tiên khởi xướng Nho học ở Trung Quốc là Khổng Tử. Chọn: D Câu 6. Phương pháp: sgk trang 33. Cách giải: Phật giáo Trung Quốc phát triển thịnh hành nhất vào thời Đường. Chọn: A Câu 7. Phương pháp: sgk trang 32, suy luận. Cách giải: Sau cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều đình Mãn Thanh sụp đổ, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh (1644 – 1911). Dân tộc Hán dưới các triều đại phong kiến coi ngưởi Mông Cổ và Mãn Thanh là ngoại tộc đã đánh chiếm và thống trị đất nước to lớn này qua nhiều thế kỷ và gây ra họa đồng hóa lớn lao, nghiêm trọng, làm thay đổi nền văn hóa cố cựu và tư tưởng Hán tộc. Đối với Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ cả ngàn năm và sau đó lại xâm lăng ở từng triều đại nữa, trong đó có Mông Cổ và Mãn Thanh. => Triều Thanh là triều đại ngoại tộc. Chọn đáp án: A Câu 8. Phương pháp: phân tích, đánh giá. Cách giải: Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều thực hiện chính sách đối ngoại quan trọng là xâm lược mở rộng lãnh thổ, thôn tính đất đai của các nước xung quạh: - Nhà Tần, Hán: (sgk trang 30) từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà, nhà Tần và nhà Hán đã lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Hoàng (Cam Túc), thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía Đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ. - Nhà Đường: (sgk trang 31) đem quân lấn chiến vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. => đế quốc phong kiến phát triển nhất. Chọn:D Câu 9. Phương pháp: sgk trang 39. Cách giải: Thời kì Gúp-ta có 9 đời vua là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. Chọn: A Câu 10. Phương pháp: sgk trang 39. Cách giải: Thời kì Gúp-ta trải qua 9 đời vua, qua gần 150 năm (319 - 467) vẫn giữ được nét đặc sắc cả dưới thời Hậu Gúp-ta và Vương triều Hác-sa tiếp theo (606 – 647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII. Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. Chọn: C Câu 11. Phương pháp: so sánh, nhận xét. Cách giải: Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn bao gồm: – Đều là Vương triều do thế lực ngoại tộc cai trị. – Lãnh thổ Ấn Độ được thống nhất. – Xây dựng nhiều công trình Hồi giáo đặc sắc. Chọn: A Chú ý: - Đáp án A: chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li - Đáp án D: chính sách của vương triều Hồi giáo Mô-gôn thời vua Acơba. Câu 12. Phương pháp: sgk trang 35. Cách giải: Bốn phát minh kĩ thuật của Trung Quốc bao gồm: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. Đây là cống hiến to lớn của Trung Quốc đối với nền văn minh nhân loại. Chọn: C Câu 13. Phương pháp: sgk trang 46. Cách giải: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, thường được gọi là các quốc gia phong kiến dân tộc. Chọn: C Câu 14. Phương pháp: phân tích, đánh giá. Cách giải: Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do sự duy trì phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu dẫn đến nền kinh tế ngày càng rơi vào khủng hoảng trong khi cách mạng công nghiệp (thế kỉ XVII – XVIII) đã đưa các nước phương Tây (Anh, Pháp, Đức, Mĩ) ngày càng phát triển vượt bậc. Xét như Việt Nam, thế kỉ XVIII nói chung là thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến, các biện pháp được nhà nước thực hiện đều là những biện pháp cũ và không mang lại hiệu quả cao; nạn chiêm tinh ruộng đất phát triển đã khiến nhân dân phải tha phương cầu thực; quan lại tham nhũng, bòn rút làm cho nhân dân thêm đói nghèo. => Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. Chọn đáp án: A Câu 15. Phương pháp: Phân tích, liên hệ. Cách giải: Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa truyền thống Ấn Độ: - Tôn giáo: Nhiều cư dân theo đạo Phật, đạo Hin-đu, tiêu biểu như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, … - Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, người dân tộc Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như chữ Khmer cổ, chữ Chăm cổ, … - Kiến trúc: Ảnh hưởng của kiến trúc Hin-đu giáo, Hồi giáo, … - Văn học, nghệ thuật: Cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. - Về kiến trúc, văn học, âm nhạc,... cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ Chọn: A Câu 16. Phương pháp: sgk trang 54. Cách giải: Từ thế kỉ XIII, đạo Phật truyền bá vào Lào theo một dòng mới. Ở Lào đã xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo mà điển hình nhất là Thạt Luổng – Viêng Chăn vẫn còn cho đến ngày nay. Chọn: B PHẦN II. TỰ LUẬN Phương pháp: sgk trang 40 – 44, liên hê Cách giải: 1. Thành tựu văn hóa Ấn Độ cổ trung đại - Tư tưởng tôn giáo: + Đạo Hin đu: bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Đô…. + Đạo Phật: xuất hiện từ thời cổ đại….. - Chữ viết: ban đầu là chữ Brahmi sau phát triển thành chữ Phạn - Văn học; tiêu biểu là các bộ sử thi - Kiến trúc, nghệ thuật: chịu ảnh hưởng của các tôn giáo, các đền, chùa hang, tượng Phật… 2. Ảnh hưởng ra bên ngoài: Ảnh hưởng đến Đông Nam Á qua buôn bán…. + Về tôn giáo + Chữ viết + Văn học + Kiến trúc Ảnh hưởng toàn diện sâu sắc nhưng các quốc gia ĐNA tiếp nhận vẫn tạo nên bản sắc riêng. Nguồn: Sưu tầm HocTot.XYZ
|