Đề số 6 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7 Đề bài (Đề dành cho học sinh khá, giỏi) Theo em, để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khi sử dụng tiếng Việt (nói và viết) phải tuân thủ những yếu cầu như thế nào? Cho ví dụ? Lời giải chi tiết - Khi nói và viết (tiếng Việt) phải đảm bảo yêu cầu về tính chính xác. Chính xác, đó là tính chất quan trọng hàng đầu của văn bản. - Tính chính xác của văn bản được thể hiện ở chỗ văn bản phải được tổ chức theo đúng các quy tắc của một ngôn ngữ đế có thể diễn đạt đúng. Tính chính xác trong việc sử dụng tiếng Việt bao gồm những yêu cầu cụ thế sau: 1. Yêu cầu về ngữ âm (nói) và chữ viết (khi viết). Tiếng Việt cho phép cách phát âm địa phương, nhưng khi viết, phải phát âm chuẩn theo đúng quy định ngữ âm tiếng Việt. Ví dụ: + Một số vùng ở Hà Nội thường phát âm lẫn lộn âm n và 1. “là” phát âm “nà”. + Một số vùng miền Trung: phát âm lẫn lộn ô và a. Số “tám” phát âm là số “tôm”. + Một số vùng Nam Bộ, có cách phát âm lẫn lộn là: tr và ch. Con "trâu” phát âm là con “châu”. - Khi viết là phải viết đúng chính tả tiếng Việt. Đây là yếu tố nghiêm ngặt đối với mọi người. Việc viết sai lỗi chính tả thường dẫn đến hậu quả như hiểu lầm, văn bản mất tính chính xácẾ Ví dụ: 1/ - Nghỉ một lát rồi mới nói. - Nghĩ một lát rồi mới nói. 2/ - Trân châu. - Chân châu. 3/ - Bàn bạc. - Bàng bạc. 4/ - Đường tắc. - Đường tắt. 2. Yêu cầu về sử dụng từ ngữ: Lưu ý: khi dùng phải đúng với nghĩa mà nó biểu thị, tức là đúng với mục đích, nội dung, ý nghĩa của từ. Ví dụ: - Có thể nói: Tuyến phòng thủ ấy rất kiên cố - Nhưng không thế nói: Con người ấy rất kiên cố (con người ấy kiên cườn 3. Yêu cầu về mặt ngữ pháp: Viết câu phải tuân thủ ngữ pháp như: câu đơn, câu phép, câu phức. Nói và viết không đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt chẳng những làm cho văn bản thiếu tính chính xác mà trong nhiều trường hợp còn làm văn mất đi màu sắc dân tộc. Ví dụ: a/ - Sau khi tôi thi đỗ, cha tôi cho tôi một chiếc đồng hồ b/ - Sau khi thi đỗ, tôi được cha tôi cho một chiếc đồng hồ. c/ - Sau khi thi đỗ, cha tôi cho tôi một chiếc đồng hồ. Nhận xét: Căn cứ vào cấu trúc và nội dung các câu ta thấy. Câu (a) và câu (b) đúng với ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt rõ ý “ai thi đỗ” Câu (c) còn mơ hồ, thiếu chính xác, vì không diễn đạt rõ “ai thi đỗ” hoặc có thể hiểu là “cha tôi thi đỗ”. * Khi nói và viết, nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt là đã góp phần giữ gìn sự trong sáng và làm giàu cho tiếng Việt. Nguồn: Sưu tầm HocTot.XYZ
|