Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Câu 1: Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.
B. Hình thành tương đối sớm.
C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.
D. Sớm phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống.
Câu 2: Ý nào sau đây không phù hợp với loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người?
A. Có thể đứng và đi bằng 2 chân.
B. Tay được dùng để cầm nắm.
C. Sống cách đây 6 triệu năm.
D. Chia thành các chủng tộc lớn.
Câu 3: Dưới triều Tần, Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước là gì?
A. Thừa tướng và Thái úy.
B. Thái úy và Thái thú.
C. Tể tưởng và Thừa tướng.
D. Tể tướng và Thái úy.
Câu 4: Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì?
A. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ.
B. Đều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa.
C. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo.
D. Đều là hai vương triều suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ.
Câu 5: Thế kỉ X – XII, ở khu vực Đông Nam Á, Campuchia được gọi là
A. vương quốc phát triển nhất.
B. vương quốc hùng mạnh nhất.
C. vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất.
D. vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ.
Câu 6: Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?
A. Công cụ bằng đồng.
B. Công cụ bằng sắt.
C. Công cụ bằng kim loại.
D. Thuyền buồm vượt biển.
Câu 7: Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì
A. mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm.
B. chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.
C. có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa.
D. nhà vua có quyền lực tối, giúp việc là lãnh chúa và tăng lữ.
Câu 8: Con sông gắn liền với nền văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là
A. sông Hằng.
B. sông Namada.
C. sông Ấn.
D. sông Gôđavari.
Câu 9: Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là
A. sự bùng nổ về dân số.
B. đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát triển.
C. thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.
D. con đường giao thương từ Tây Âu sang phương Đông qua Tây Á bị độc chiếm.
Câu 10: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là
A. công xã. B. thị tộc.
C. làng bản. D. bộ lạc.
Câu 11: Thị tộc được hình thành
A. từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.
B. từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
C. từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.
D. từ khi Người tối cổ xuất hiện.
Câu 12: Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở
A. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
B. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.
C. vùng ven biển Địa Trung Hải.
D. lưu vực các dòng sông lớn và vùng ven biển Địa Trung Hải.
Câu 13: Điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào là gì?
A. Sông Mê Công.
B. Dải đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ.
C. Dãy Trường Sơn.
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 14: Người ta nói: "Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ". Sở dĩ như vậy là vì?
A. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ.
B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây.
C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học.
D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử.
Câu 15: Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là
A. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.
B. Âu Lạc, Phù Nam.
C. Âu Lạc, Champa, Phù Nam.
D. Champa, Phù Nam.
Câu 16: Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.
B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
C. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
D. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Tại sao nói công cụ lao động bằng sắt ra đời góp phần làm cho xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời?
Câu 2 (3 điểm). Vai trò của thành thị Tây Âu thời Trung đại?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. D |
2. D |
3. A |
4. C |
5. C |
6. B |
7. A |
8. C |
9. B |
10. B |
11. B |
12. D |
13. A |
14. A |
15. C |
16. A |
Câu 1.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Đáp án A: các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là các quốc gia nhỏ do tác động về địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển và đặc điểm kinh tế, văn hóa của từng vùng lãnh thổ.
- Đáp án B: các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành tương đối sớm trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên.
- Đáp án C: các quốc gia cổ ở Đông Nam Á còn nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.
- Đáp án D: các quốc gia cổ Đông Nam Á chưa phải đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống.
Chọn đáp án: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 6, suy luận.
Cách giải:
Chia thành các chủng tộc lớn là đặc điểm của Người tinh khôn.
Chọn đáp án: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 29.
Cách giải :
Dưới triều Tần, thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước, ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực.
Chọn đáp án : A
Câu 4.
Phương pháp : so sánh, nhận xét.
Cách giải :
- Đáp án A : giai đoạn được coi là phát triển thịnh đạt nhất trong lịch sử phong kiến Ấn Độ là vương triều Gúp-ta.
- Đáp án B : là đặc điểm cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li.
- Đáp án C : vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Hồi giáo Mô – gôn đều là :
+ Hai vương triều ngoại tộc:
Vương triều Hồi giáo Đê-li: người Hồi giáp gốc Trung Á từng bước chinh phục các tiểu quốc ở Ấn Độ và lập nên vương triều.
Vương triều Mô – gôn: một bộ phận dân Trung Á thực hiện đánh chiếm Đê – li và lập nên vương triều này
+ Đều theo Hồi giáo.
- Đáp án D : Thời kì vương triều Hồi giáo Đê-li không thuộc thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến. Đến thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ - vương triều Mô – gôn, nhưng không có chỉ khủng hoảng, suy vong và tan rã mà các vị vua thời kì đầu, đặc biệt là vua A-cơ-ba đã ra sức củng cố vương triều theo hướng « Ấn Độ hóa » và xây dựng đất nước. Đến các vị vua cuối của vương triều này tình trạng chia rã và khủng hoảng ở Ấn Độ mới bắt đầu trở lại.
Chọn đáp án : C
Câu 5.
Phương pháp : sgk trang 50, 51, suy luận.
Cách giải :
- Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
- Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 - 1201), quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Cham-pa (1190) và biến vương quốc này thành một tỉnh của Ăng-co, sau đó lại tiến hành thu phục vùng trung và hạ lưu Mê Nam, tiến đến tận Say Phong (gần Viêng Chăn), ở thượng lưu sông Mê Nam, vua Giay-a-vác-man VIỊ đã tiến đánh và thu phục địa bàn của Vương quốc Môn Ha-ri-pun-giay-a, tiến tới sát biên giới Mi-an-ma. về phía nam, lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng tới miền Bắc bán đảo Mã Lai.
Chọn đáp án : C
Câu 6.
Phương pháp : sgk trang 20, suy luận.
Cách giải :
Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân vùng Đia Trung Hải đã biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ công cụ bằng sắt, diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã có kết quả.
=> Công cụ bằng sắt là quan trọng nhất giuop sản xuất ở vùng Địa Trung Hải phát triển.
Chọn đáp án : B
Câu 7.
Phương pháp : sgk trang 57, suy luận.
Cách giải :
Trong lãnh địa phong kiến châu Âu :
- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.
- Một số lãnh chúa ép vua ban cho mình quyền « miễn trừ » không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
=> Nhà vua thực chất là một lãnh chúa lớn, mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm.
=> Đây là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời kì trung đại.
Chọn đáp án : A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 37.
Cách giải:
Con sông Ấn (Indus) thuộc vùng Tây Bắc Ấn Độ, nhờ nó mà có tên gọi Ấn Độ và lãnh thổ Ấn Độ, là nơi khởi nguồn của nền văn hóa Ấn Độ.
Chọn đáp án: C
Câu 9.
Phương pháp : sgk trang 60, suy luận.
Cách giải :
Từ sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán từ Tây Á và Địa Trung Hải lại do người A – rập độc chiếm => Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
=> Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới được hình thành xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát triển đó.
Chọn đáp án : B
Câu 10.
Phương pháp : sgk trang 9.
Cách giải :
Khi Người tinh khôn xuất hiện, thị tộc hình thành cũng là bước đầu tiên của tổ chức xã hội loài người.
Chọn đáp án : B
Câu 11.
Phương pháp : sgk trang 9, suy luận.
Cách giải :
Khi Người tinh khôn xuất hiện, thị tộc hình thành cũng là bước đầu tiên của tổ chức xã hội loài người.
=> Thị tộc hình thành khi Người tinh khôn xuất hiện.
Chọn đáp án : B
Câu 12.
Phương pháp : nhận xét, đánh giá.
Cách giải :
Các quốc gia đầu tiên bao gồm :
- Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ được hình thành trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây : Hi Lạp và Rô-ma, được hình thành ở vùng ven biển Địa Trung Hải.
Chọn đáp án : D
Câu 13.
Phương pháp : sgk trang 52, suy luận.
Cách giải :
Đất nước Lào ngày nay gắn liền với sông Mê Kông. Sông Mê Kông là nguồn tài nguyên thủ văn dồi dào, trục giao thông của đất nước, vừa là yếu tố thống nhất Lào về mặt địa lí. Đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ là vựa lúa của Lào. Nơi đây con người đã sinh sống từ lâu đời, đặc biệt là người Lào Thơng.
=> Sông Mê Kông là điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào.
Chọn đáp án : A
Câu 14.
Phương pháp : phân tích, nhận xét.
“Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ". Sở dĩ có câu nói này là vì:
- Sau khi người Giéc – manh xâm chiếm xong Rô-ma. Các thủ lĩnh quân sự và quý tộc người Giéc-manh được ban cấp nhiều ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến => Công việc chính của lãnh chúa phong kiến là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ.
- Hơn nữa, lãnh địa phong kiến dựa trên cơ sở của nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập => Khó có sự giao lưu văn hóa với bên ngoài.
Chọn đáp án : A
Câu 15.
Phương pháp : sgk trang 74.
Cách giải :
Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là: Âu Lạc, Champa, Phù Nam.
Chọn đáp án: C
Câu 16.
Phương pháp : sgk trang 5, suy luận.
Cách giải :
- Vượn cổ: đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, lá và cả động vật nhỏ.
- Người tối cổ : hoàn toàn đã đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Tuy trán còn thấp và bợt ra sau, uy mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
=> Bước tiến hóa của Người tối cổ so với loài vượn cổ về cấu tạo cơ thể là : đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.
Chọn đáp án : A
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp: sgk trang 10, 11, suy luận.
Cách giải:
- Khoảng 3000 năm trước đây, con người biết sử dụng công cụ lao động bằng đồ sắt.
- Khai phá đất đai, mở rộng diện tích canh tác…, năng suất lao động tăng, của cải dư thừa.
- Một số người lợi dụng chức vụ, quyền hạn lấy của chung làm của riêng từ đó tư hữu ra đời. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp dẫn đến nhà nước ra đời.
Câu 2:
Phương pháp: sgk trang 59.
Cách giải:
- Góp phần phá bỏ tính tự nhiên, tự cung tự cấp của lãnh địa, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Mang không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người. Tạo tiền đề cho sự hình thành các trường đại học lớn.
Nguồn: Sưu tầm
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay
-
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 8 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 9 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 9 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 10 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 10 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
-
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra học kì 1 sử 10 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp