Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 7Đề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2 - Đề thi cuối năm) – Ngữ văn 7 – Đề số 6 có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Đọc kĩ câu hỏi và tìm phương án trả lời đúng nhất. Câu 1: Câu nào sau đây không phải là câu tục ngữ: A. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. B. Một nắng hai sương. C. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân. D. Khoai đất lạ, mạ đất quen. Câu 2: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính: A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 3: Cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh, vì: A. Đó là cuộc sống giản đơn. B. Đó là cuộc sống đề cao vật chất. C. Đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, không màng vật chất. D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Nguyễn Ai Quốc đặt nhan đề cho tác phẩm của mình là “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” vì: A. Tác giả tưởng tượng ra chuyến công du của Va-ren sang Việt Nam để đem tự do cho nhà cách mạng Phan Bội Châu. B. Tất cả chỉ là cái vỏ giả dối để lừa công luận C. Tất cả các chặng đường hắn đi qua, hắn như một con rối, diễn những trò lố bịch D. Tất cả đều đúng. Câu 5: Xác định câu in nghiêng: Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ: - Đi thôi con. A. Là câu đặc biệt. B. Là câu bình thường. C. Là câu rút gọn. D. Tất cả đều sai. Câu 6: Những hình thức ngôn ngữ nào không được vận dụng trong truyện “Sống chết mặc bay”. A. Ngôn ngữ tự sự B. Ngôn ngữ đối thoại C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm D. Ngôn ngữ biểu cảm II. TỰ LUẬN (7 điểm) Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” Lời giải chi tiết I. TRẮC NGHIỆM
II. TỰ LUẬN 1. Mở bài: - Câu tục ngữ có giá trị động viên, cố vũ tinh thần những ai đã từng gặp thất bại trong cuộc sống. 2. Thân bài: - Câu tục ngữ nêu rõ hai đối tượng mang ý nghĩa tương phản nhau. - Nếu hiểu theo nghĩa đen, thì “thất bại” có nghĩa là thực hiện một việc làm, thi hành một công tác không đạt hiệu quả, không đi đến thành công, trái lại với “thành công” có nghĩa làm việc đạt kết quả tốt. - Nói lên câu tục ngữ, người đời xưa nhằm mục đích: + Thứ nhất: an ủi, động viên người đời thực hiện công việc chưa đạt hiệu quả. + Thứ nhì: là sự giáo dục óc sáng tạo: từ những thảm bại ê chề, con người sẽ phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém... - Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là một lời khuyên, một lời khích lệ. 3. Kết bài: - Ý nghĩa giáo dục của vấn đề. - Suy nghĩ. Nguồn: Sưu tầm HocTot.XYZ
|