Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 11Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Địa lí 11 Đề bài I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM (6,0 ĐIỂM) Câu 1: Từ 1994, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng vì đó là những ngành: A. có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân. B. tạo động lực cho nền kinh tế đất nước đi lên. C. có thể quay vòng vốn nhanh. D. phù hợp với nguồn lao động đất nước rất dồi dào và giá nhân công rẻ. Câu 2: Năm 2004, giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc lần lượt là 51,4% và 48,6%. Cán cân thương mại của Trung Quốc năm 2004 có đặc điểm:
A. chưa có gì nổi bật. B. nhập siêu. C. mất cân đối xuất, nhập lớn. D. xuất siêu. Câu 3: Trong các nước sau của khu vực Đông Nam Á, nước nào là nước công nghiệp mới (NICs): A. Bru-nây. B. Cam-pu-chia. C. Thái Lan. D. Xin-ga-po. Câu 4: Cho bảng số liệu:SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI
A. đường B. tròn C. miền D. cột Câu 5: Đâu không phải là biện pháp chính để Trung Quốc phát triển công nghiệp? A. Mở cửa, tăng cường hợp tác với nước ngoài B. Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông. C. Đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị. D. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Câu 6: Ngành công nghiệp được coi là mũi nhọn của Nhật bản là A. công nghiệp chế tạo máy. B. công nghiệp sản xuất điện tử. C. công nghiệp dệt, sợi vải các loại. D. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng. Câu 7: Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm nào sau đây? A. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. B. Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. C. Gồm các dãy núi và cao nguyên xen lẫn các đồng bằng màu mỡ. D. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa. Câu 8: Cho bảng số liệu: Diện tích một số cây công nghiệp của Trung Quốc, thời kì 1985-2004 (Đơn vị: nghìn ha)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Diện tích trồng cao su tăng nhanh hơn so với diện tích trồng chè. B. Diện tích trồng chè và cao su tăng liên tục qua các năm. C. Diện tích trồng chè tăng chậm hơn so với diện tích trồng cao su. D. Diện tích trồng cao su tăng nhưng không ổn định. Câu 9: Bốn đảo lớn ở Nhật Bản xếp theo thức tự từ Nam lên Bắc là A. Xi-cô-cư, Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô. B. Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hôn-su, Hô-cai-đô. C. Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô, Hôn-su. D. Xi-cô-cư, Kiu-xiu, Hô-cai-đô, Hôn-su. Câu 10: Cao su, cà phê, hồ tiêu, dừa được trồng nhiều ở Đông Nam Á chủ yếu nhằm A. đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong khu vực. B. khai thác triệt để diện tích đất nông nghiệp. C. đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân ở khu vực. D. đáp ứng nhu cầu rất lớn của thế giới. Câu 11: Cơ cấu cây trồng của Trung Quốc đang có sự thay đổi theo hướng A. giảm tỉ lệ diện tích cây công nghiệp, tăng tỉ lệ diện tích cây lương thực và cây ăn quả. B. giảm tỉ lệ diện tích cây ăn quả và cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp. C. giảm tỉ lệ diện tích cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả. D. giảm tỉ lệ diện tích cây ăn quả, tăng tỉ lệ diện tích cây lương thực và cây công nghiệp. Câu 12: Phía bắc Nhật Bản có khí hậu A. ôn đới, mùa đông ngắn, lạnh và không có tuyết. B. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. C. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và không có tuyết. D. ôn đới, mùa đông ngắn, lạnh và có nhiều tuyết. Câu 13: Nhìn chung, khí hậu của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo khác nhau ở chỗ. A. Khí hậu của Đông Nam Á lục địa có tính lục địa, khí hậu của Đông Nam Á biển đảo có tính hải dương. B. Đông Nam Á lục địa nằm trong 1 đới khí hậu, Đông Nam Á biển đảo nằm trong 2 đới khí hậu. C. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đông Nam Á biển đảo có khí hậu xích đạo. D. Khí hậu của Đông Nam Á lục địa có 1 mùa đông lạnh, Đông Nam Á biển đảo nóng quanh năm. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư, xã hội Trung Quốc? A. Lao động cần cù, sáng tạo. B. Phát minh ra chữ viết. C. Đầu tư phát triển giáo dục D. Có quá ít dân tộc. Câu 15: Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các nước A. Thái Lan, Việt Nam, Philipine, Malaixia. B. Thái Lan, Malaixia, Singapore, Việt Nam. C. Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. D. Thái Lan, Malaixia, Việt Nam, Inđônêxia. Câu 16: Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu dựa vào A. tài nguyên dồi dào, dễ xuất khẩu. B. khả năng xuất khẩu lớn, thu ngoại tệ. C. tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. lao động dồi dào, nguyên vật liệu phong phú. Câu 17: Đông Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu A. cận nhiệt gió mùa và cận xích đạo. B. xích đạo và nhiệt đới gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa. D. xích đạo và cận xích đạo. Câu 18: Nhật Bản là nước có tốc độ gia tăng dân số hằng năm A. thấp và đang tăng dần. B. cao và đang giẩm dần. C. thấp và đang giảm dần. D. cao và đang tăng dần. Câu 19: Đông Nam Á tiếp giáp các đại dương là A. Bắc Băng Dương-Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương. C. Thái Bình Dương-Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương-Đại Tây Dương. Câu 20: Cho bảng số liệu: Diện tích một số cây công nghiệp của Trung Quốc, thời kì 1985-2004 (Đơn vị: nghìn ha)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số cây công nghiệp của Trung Quốc thời kì 1985-2004, biểu đồ thích hợp nhất là A. đường. B. tròn. C. miền. D. cột. Câu 21: Cho bảng số liệu:Số lượng đàn trâu và đàn bò của Trung Quốc, thời kì 1985 – 2004(Đơn vị: nghìn con)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Tốc độ tăng số lượng đàn trâu nhanh hơn đàn bò. B. Số lượng đàn trâu và đàn bò tăng liên tục qua các năm. C. Số lượng đàn bò tăng đều qua các năm. D. Số lượng đàn bò luôn lớn hơn đàn trâu. Câu 22: Nhận định nào dưới đây không chính xác về những thành tựu do việc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường ở Trung Quốc? A. Hình thành các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất cho phép các công ty nước ngoài tham gia đầu tư. B. Ưu tiên tối đa cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp truyền thống. C. Các xí nghiệp, nhà máy chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ. D. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng tăng. Câu 23: Giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, Trung Quốc ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nhẹ, không phải vì ngành này A. vốn đầu tư tương đối ít. B. tận dụng nguồn lao động dồi dào. C. thu lợi nhuận tương đối nhanh. D. đảm bảo phát triển vững chắc ngành công nghiệp. Câu 24: Những năm 1986-1990, tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản đạt 5,3 % là nhờ có A. cơ sở hạ tầng tốt bậc nhất thế giới. B. người lao động có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao. C. chiến lược phát triển kinh tế hợp lí. D. sự hỗ trợ vốn từ Hoa Kì. II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM) Câu 1: Vì sao nói ngành giao thông đường biển giữ một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản? Câu 2: Nêu khái quát thành tựu của công cuộc hiện đại hóa đất nước của Trung Quốc. Câu 3: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. Phương pháp giải - Xem chi tiết - Tổng hợp kiến thức. - Xem lại lí thuyết phần: + Khái quát nền kinh tế Trung Quốc. - Sử dụng kĩ năng phân tích. Lời giải chi tiết I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM (6,0 ĐIỂM)
II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM) Câu 1. Vì sao nói ngành giao thông đường biển giữ một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản? Ngành giao thông đường biển giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, vì: - Nhật Bản là quốc đảo, 4 mặt đều giáp biển. - Nghèo tài nguyên, đặc biệt khoáng sản. Do đó để phát triển công nghiệp Nhật Bản phải nhập tài nguyên khoáng sản...từ các nước khác thông qua đường biển. - Nhật Bản rất chú ý phát triển ngoại thương buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,... với các nước trong khu vực và thế giới. Việc trao đổi này phần lớn qua các cảng biển. Câu 2: Nêu khái quát thành tựu của công cuộc hiện đại hóa đất nước của Trung Quốc? Công cuộc hiện đại hóa đất nước của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn: - Mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình đạt hơn 8%/năm. - Năm 2004 tổng GDP đạt 1649,3 tỉ USD, đứng thứ 7 trên thế giới. - Ngành thương mại phát triển mạnh. Giá trị xuất nhập khẩu đạt trên 1154,4 tỉ USD, chiếm vị trí thứ 3 trên thế giới. - Điều kiện sống của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng 5 lần trong vòng 20 năm (từ 276 USD năm 1985 lên 1269 USD năm 2004). - Ổn định xã hội, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Câu 3: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á - Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí giữa cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. - Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp. Ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của khu vực: - Thuận lợi: Các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào) nên thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển và phát triển ngành kinh tế biển: Giao thông vận tải đường biển, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, khai thác khoáng sản biển. - Khó khăn: + Các thiên tai tự nhiên thường xảy ra như: bão, sóng thần, động đất,... gây thiệt hại lớn về người và của cho các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước Đông Nam Á hải đảo. + Khu vực Đông Nam Á nằm gần các nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,... nên gặp khó khăn trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. HocTot.XYZ
|