Đề số 62 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề trắc nghiệm
Đề bài
Câu 1. Khi hai cá thể có cùng kiểu gen AaBbDdEe, với 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST khác nhau mỗi gen qui định một tính trạng và đều trội hoàn toàn, ở F1 tỉ lệ kiểu hình 3 trôi 1 lặn là
A. 27/256.
B. 27/64.
C. 27/156.
D. 128/256
Câu 2: cơ thể có kiểu gen \(\dfrac{{AB}}{{ab}}\)Dd khi giảm phân tạo giao tử, loại giao tử có tỉ lệ nào sau đây chắc chắn sinh ra do hoán vị gen?
A. 10%. B.20%.
C.22%. D. 16%.
Câu 3: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n, số nhóm gen liên kết của loài này là
A. n B. 3n.
C. 2n. D. 4n.
Câu 4: P: AaBb × Aabb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 2 lớp kiểu hình phân ly 7:1, quy luật tương tác gen chi phối là
A. bổ trợ kiểu 9 : 7.
B. át chế kiểu 13:3 hoặc cộng gộp kiểu 15:1.
C. cộng gộp kiểu 15: 1.
D. át chế kiểu 13:3.
Câu 5: Ở chim, trong tế bào của giới đực mang cặp NST giới tính có dạng
A. đồng giao tử.
B. dị giao tử.
C. XY.
D. XO
Câu 6: Quần thể tự thụ phấn ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là
A. 25%. B. 50%.
C. 5%. D. 87,5%.
Câu 7: Để xác định một gen quy định cho một tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính hay ở tế bào chất, người ta dùng phương pháp
A. lai thuận nghịch.
B. lai phân tích.
C. phân tích cơ thể lai.
D. tự thụ phấn hay giao phối cận huyết.
Câu 8: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi giải thích thành công trong “phương pháp phân tích các thế hệ lai của G.Menđen?
(1)Đối tương nghiên cứu là Đậu Hà Lan thuận lợi cho việc nghiên cứu trên số lượng lớn cá thể.
(2)Khác các nhà khoa học cùng thời, G.Menđen theo dõi sự di truyền riêng rẽ của các tính trạng qua nhiều thế hệ kế tiếp.
(3)G. Menđen đã sư dụng toán xác suất và thống kê trong nghiên cứu của mình.
(4)G Men đen phát hiện ra tính trạng do gen quy định và chúng tồn tại thành cặp tưong đồng.
A. 4 B. 2.
C.3. D.1
Câu 9: Hiện tượng hoán vị gen xảy ra do
A. sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit khác nguồn của cặp tương đồng.
B. su trao đổi chéo cân giữa các cromatit khác nguồn của cặp tương đồng.
C. sự trao đổi chéo giữa các cromatit thuộc các cặp nhiễm sắc thểkhác nhau.
D. các nhiễm sắc thểphân li độc lập trong giảm phân.
Câu 10:Ở một loài động vật cho cá thể lông trắng giao phối với cá thể lông đỏđược F1đồng loạt lông trắng Cho F1 giao phấn tự do được F2có 75% số cá thể có màu lông trắng, 18,75 % các thể lông đỏ, 6,25% số cá thể có lông hung. Trong các câu sau:
(1) Tính trạng màu sắc lông của loài này bị chi phối bởi quy luật tươngtác gen át chế (gen trội át).
(2). Khi cho F1 lai với cơ thể dị hơp Aabb và aaBb thì đời sau của hai phép lai này có tỷ lệ giống nhau.
(3) trong số cá thể lông đỏ ở F2 thì các cá thể thuần chủng chiếm tỷ lệ 1/3
(4) nếu tất cả cá thể lông trắng ở thế hệ F3 giao phối ngẫu nhiên với nhau thì theo lý thuyết số cá thể lông hung chiếm tỷ lệ 1/36
A. 2. B.4.
C. 1. D. 3.
Câu 11: Sản phâm của hai gen A và B tương ứng là enzim A và enzim B.Hai enzim này xúc tác chuỗi phản ứng hình thành sắc tố đỏ theo sơ đồ dưới đây. Hai alen lặn tương ứng là a vàb không tổng hợp đưọc enzim. Mỗi locus gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau.
Xét các phát biếu sau:
(1). Các gen tương tác bổ trợ theo tỉ lệ 9:7.
(2). Hai gen A và B tác động trực tiếp lên nhau mà không cần thông qua sản phẩm của chúng.
(3).Ngoài tương tác gen thì hai locus gen Aa và Bb còn chịu chi phối của quy luật phân li dộc lập.
(4). Cho F1 dị hợp tử về hai cặp gen trên lai phân tích thì đời con sẽ có sự phân tính theo tỉ lệ 3 đỏ: trắng.
Số phát biểu đúng là:
A. 4 B. 2
C. 1 D. 3
Câu 12 : F1 dị hợp tử về 2 cặp gen. Cho F1 tự thụ phấn. Nếu 2 cặp gen trên tác động theo kiểu cộng gộp để hình thành tính trạng, F2 có thểcho tỉ lệ kiểu hình
A. 13:3.
B. 12:3: 1.
C. 9:3:3: 1.
D. 1:4:6:4:1.
Câu 13: Ở một loài thực vật giao phấn, xét locus gen có hai alen nằm trên NST thường, khi không quan tâm đến vai trò của bố mẹ thì số phép lai khác nhau tối đa có thể có là
A. 4. B. 5.
C.6. D. 3.
Câu 14: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng của kiểu gen?
A. Những tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp.
B. Cùng một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng khác nhau,
C. Những tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.
D. Mức phản ứng là những biến đổi do môi trường không phụ thuộc vào kiểu gen.
Câu l5:Ởruồi giấm, xét ba cặp gen Aa, Bb, Dd, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Có xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 : 2 : 2?
(1) ♀\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}dd\)×♂\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}Dd\)
(2) ♀\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}Dd\)×♂\(\dfrac{{AB}}{{ab}}dd\)
(3) ♀\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}Dd\)×♂\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}Dd\)
(4) ♀\(\dfrac{{AB}}{{ab}}dd\)×♂\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}Dd\)
(5) ♀\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}dd\)×♂\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}dd\)
(6) ♀\(\dfrac{{aB}}{{ab}}dd\)×♂\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}Dd\)
A. 6 B. 5
C. 4 D. 3
Câu 16: Cơ sở tế bào học của qui luật phân li là
A. các alen luôn phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân.
B. sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp alen trong giảm phân.
C. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể dẫn đến sự phân li của cặp alen trong giám phân.
D. sự phân li của cặp alen dẫn đến sự phân li của cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân.
Câu 17. Ở ruồi giấm, A quy định mắt đỏ , a quy định mắt trắng. Các alen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Kiểu gen của P: XaXa× XAY, đem lai, F1 sẽ phân ly kiểu hình theo tỷ lệ nào sau đây ?
A. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng
B. ruồi cái có 2 loại kiểu hình, ruồi đực chi có một loại kiểu hình
C. 3 ruồi mắt đỏ :1 ruồi mắt trắng ( mắt trắng toàn ở con đực)
D. 100% ruồi cái mắt đỏ: 100% ruồi đực mắt trắng
Câu 18. Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa hai giống hạt đỏ và hạt trắng thì thu được F1 toàn hạt màu hồng. Cho F1 tự thụ phấn, người ta thu được ở F2 ngoài hạt đỏ, trắng và hồng rất nhiều hạt màu trung gian giữa đỏ và hồng, hồng và trắng. Giả thiết hợp lí nhất về hiện tượng di truyền tính trạng màu sắc hạt là
A. tương tác gen cộng gộp.
B. gen đa hiệu.
C. một gen có nhiều alen chi phối tính trạng.
D. một gen quy định một tính trạng, trội lặn không hoàn toàn.
Câu 19: Cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắtđỏ thuần chúng đuợc F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau đời F2 có tỉ lệ:
-Ở giới cái: 100% thân xám, mắt đỏ
-Ở giới đực: 40% thân xám, mắt đỏ : 40% thân đen mắt trắng : 10% thân xám, mắt trắng : 10% thân đen, mắt đỏ
Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định. Phép lai này chịu sự chi phối của những hiện tượng di truyền nào dưới đây?
1.Di truyền trội lặn hoàn toàn.
2.Gen nằm trên NST X di truyền chéo.
3.Liên kết gen không hoàn toàn.
4.Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.
A. 1, 2,3. B. 1,2,4.
C. 1,3,4. D. 2, 3, 4.
Câu 20: Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiếu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cậy dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thểthường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?
A. \(Aa\dfrac{{Bd}}{{bD}} \times Aa\dfrac{{Bd}}{{bD}}\)
B. \(\dfrac{{AD}}{{ad}}Bb \times \dfrac{{AD}}{{ad}}Bb\)
C. \(\dfrac{{ABd}}{{abD}} \times \dfrac{{Abd}}{{aBD}}\)
D. \(\dfrac{{ABD}}{{abd}} \times \dfrac{{AbD}}{{aBd}}\)
Câu 21: Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền liên kết với giới tính do gen trên nhiễm sắc thể X tại vùng không tương đồng quy định thể hiện ở điểm nào?
A. Trong di truyền qua tê bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thểmẹ còn gen trên NST giới tính vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố.
B. Di truyền qua tế bào chất không cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch, gen trên NST giới tính cho kết quà khác nhau trong lai thuận nghịch.
C. Trong di truyền qua tế bào chất tính trạng biểu hiện chủ yếu ở cơ thể cái XX còn gen trên NST giới tính biếu hiện chủ yếụ ở cơ thể đực XY.
D. Di truyền qua tế bào chất không có sự phân tính kiểu hình như trường hợp gen trên NST giới tính và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ.
Câu 22: Nhận xét nào dưới dây là không đúng trong trường hợp di truyền qua tế bào chất?
A. Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau.
B. tính trạng được biểu hiện đồng loạt qua các thế hệ lai.
C. Tính trạng biểu hiện đồng loạt ở cơ thể cái của thế hệ lai.
D. Tính trạng luôn luôn được di truyền qua dòng mẹ.
Câu 23. Giả sử một quần thể khởi đầu chỉ có một loại kiểu gen dị hợp Aa. Sau một số thế hệ tự phối, tỷ lệ của cá thể đồng hợp là 15/32. Tỷ lệ đó được tạo ra ở thế hệ tự phối thứ
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Câu 24:để đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trưòng đến giống cây trồng chính xác thì cần phải
A. tạo ra nhiều cá thể sinh vật có kiểu gen khác nhau sau đó cho chúng sống ở các môi trường khác nhau.
B. tạo ra số cá thể ở đời sau lớn để có thì nghiên cứu được trong một thời gian dài.
C. tạo ra nhiều cá thẻ sinh vật có kiểu gen khác nhau, cho chúng lai với nhau, theo dõi đờicon ở các thế hệ sau.
D.Tạo ra nhiều cá thể sinh vật có cùng kiểu gen sau đó cho chúng sống ở các môi trường khác nhau,
Câu 25: Quan sát tế bào sinh dưỡng của 1 con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST. Con châu chấu này giảm phân có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau? Biết rằng các cặp nhiễm sắc thểtương đồng có cấu trúc khác nhau và không xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân.
A. 0 B. 4096
C. 1024 D. 2048
Câu 26: Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen năm trên NST thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a.
Bốn quần thểcủa loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau:
Quần thể I II III IV |
I |
II |
III |
IV |
Tỉ lệ kiểu hình trội |
96% |
64% |
75% |
84% |
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quần thể II có tần số kiểu gen AA là 0,16.
B. Quần thể I có tần số kiểu gen Aa là 0,32.
C. Quần thể III có thánh phần kiểu gen 0.25ẠA: 0,5Aa: 0,25 aa.
D. Trong bốn quần thế trên, quần thể IV có tần số kiểu gen Aa lớn nhất.
Câu 27: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ bố mẹ là 0,2BB: 0,5Bb: 0,3bb. Cho biết các cá thể Bb không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tần số tương đối của alen B và b lần lượt ở F5 là
A. 0,6; 0,4.
B. 0,25; 0,75.
C. 0,4; 0,6.
D. 0,5; 0,5.
Câu 28: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thểđộng vật người ta phát hiện có 1 gen gồm 2 alen (A và a); 2 alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Có thể kết luận gen này nằm ở trên
A. nhiễm sẳc thể X và Y.
B. nhiễm sắc thể thường,
C. nhiễm sắc thể X.
D. nhiễm sẳc thể Y.
Câu 29: Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy dịnh hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, nguôi ta thu được kết quả ở bảng sau :
Thế hệ |
P |
F1 |
F2 |
F3 |
Tần số kiểu gen AA |
2/5 |
25/36 |
36/49 |
49/64 |
Tần sổ kiểu gen Aa |
1/5 |
10/36 |
12/49 |
14/64 |
Tần sổ kiểu gen aa |
2/5 |
1/36 |
1/49 |
1/64 |
Cho rằng các quần thể này không chịu tác động của các nhân tố đột biến, di nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
B. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn một cách nghiêm ngặt.
C. Cây hoa hồng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn một cách nghiêm ngặt.
D. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
Câu 30: Để kiểm tra độ thuần chủng của cơ thểđem lai, G.Menđen đã sử dụng
A. phép lai thuận nghịch,
B. phép lai khác dòng.
C. phép lai xa.
D. phép lai phân tích.
Câu 31: Trong một quần thể thực vật, khi khảo sát 1000 cá thể, thì thấy có 280 cây hoa đỏ (kiểu gen AA), 640 cây hoa hồng ( kiểu gen Aa), còn lại là cây hoa trắng(kiểu gen aa). Tần số tương đối của alen A và alen a là
A. A = 0,2; a = 0,8.
C. A =0,6; a =0,4.
B. A = 0,6 ; a = 0,4
D. A=0,4; a = 0,6.
Câu 32.Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, gen nằm trong nhân và không xét đến yếu tố giới tính, các gen đều có 2 alen và trội lặn hoàn toàn. Nếu bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản, F1 tự thu phấn, thì số loại kiểu hình có thể có ở F2 là
A. 3n B. 4n
C. 2 D. 2n
Câu 33: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, số kiểu gen tối đa có thểđược tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thểngười là
A. 54 B. 64
C. 24 D. 10
Câu 34: Một gen đồng thời chi phối đến nhiều tính trạng được gọi là
A. gen trội.
B. gen điều hòa.
C. gen đa hiệu.
D. gen cấu trúc.
Câu 35: Vốn gen là
A. tập hợp tất cả các gen có trong một cá thể ở một thời điểm nhất dinh.
B. tập hợp tất cả các nhiễm sắc thể có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định,
C. tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất dinh.
D. tập hợp tất cả các alen cùng quy định một tính trạng ở một thời điểm nhất định.
Câu 36: Hiện tuợng di truyền không thể xảy ra với các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể là
A. tương tác gen.
B. phân li độc lập.
C. hoán vị gen.
D.Liên kêt gen.
Câu 37: Khi gen ngoài nhân bị đột biến thì
A. gen đột biến không phân bố đều cho các tế bào con.
B. tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến.
C. gen đột biến sẽ không được di truyền.
D. Tính chất của gen đột biến chỉ được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp.
Câu 38: Trong các kiểu gen sau, có bao nhiêu kiểu gen dị hợp ?
(1).Aa (2).AAbb(3). AABb(4). AaBBXMXm
A. l. B. 4.
C. 2. D. 3.
Câu 39: Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, chỏm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm có màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì
A. lông mọc lại ở đócómàu trắng.
B. lông mọc lại ở đó có màu đen.
C. lông ở đó khôngmọc lại nữa.
D. lông mọc lại đổi màu khác bấtkì.
Câu 40: Trong phép lai giữa hai cá thế có kiểu gen AaBBDd × aaBbDd (mỗi gen quy định một tính trang, các gen trội hoàn toàn) thu được kết quả
A. 4 loại kiểu hình:12loại kiểu gen.
B. 8 loại kiểu hình : 27 loại kiểugen.
C. 8 loại kiểu hình:12loại kiểu gen.
D. 4 loại kiểu hình : 8 loại kiểu gen.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
A |
A |
C |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
C |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
D |
C |
B |
B |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
D |
A |
A |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
D |
C |
C |
D |
D |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
C |
C |
A |
D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
C |
D |
A |
C |
C |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
B |
A |
D |
B |
A |
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại HocTot.XYZ
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay
-
Đề số 63 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 64 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 65 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 66 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề trắc nghiệm
-
Đề số 67 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học
Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề trắc nghiệm