Đề số 8 – Đề kiểm tra học kì 1 – Toán 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Toán 10 Đề bài A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1 : Cho hình bình hành \(ABCD\). Trong các khẳng định sau hãy tìm khẳng định sai ? A. \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \). B. \(\left| {\overrightarrow {AD} } \right| = \left| {\overrightarrow {CB} } \right|\). C. \(\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {CB} \). D. \(\left| {\overrightarrow {AB} } \right| = \left| {\overrightarrow {CD} } \right|\). Câu 2 : Tìm tọa độ đỉnh parabol \(y = - 2{x^2} + 4x - 2\). A. \(I\left( {1;1} \right)\). B. \(I\left( { - 2;2} \right)\). C. \(I\left( {1;0} \right)\). D. \(I\left( {2;2} \right)\). Câu 3 : Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai vectơ \(\overrightarrow a = (1;2),\,\overrightarrow {\,\,\,b} = ( - 3;5).\,\)Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow u = \overrightarrow a - \overrightarrow b .\) A. \(\overrightarrow u = ( - 4;3).\) B. \(\overrightarrow u = ( - 2;7).\) C. \(\overrightarrow u = ( - 3;5).\) D. \(\overrightarrow u = (4; - 3).\) Câu 4 : Trong mặt phẳng Oxy, cho \(A(2; - 3),{\rm{ }}B(0;1)\). Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow {AB} \). A. \(\overrightarrow {AB} = \left( {4;2} \right)\). B. \(\overrightarrow {AB} = \left( {2; - 4} \right)\). C. \(\overrightarrow {AB} = \left( { - 2;4} \right)\). D. \(\overrightarrow {AB} = \left( { - 2; - 4} \right)\). Câu 5 : Trong mặt phẳng Oxy, cho \(A(1; - 1),{\rm{ }}B(2; - 3)\). Tìm tọa độ điểm \(D\) sao cho \(\overrightarrow {AD} = 3\overrightarrow {AB} .\) A. \(D(4; - 7)\). B. \(D( - 4; - 1)\). C. \(D(4; - 1)\). D. \(D( - 4;1).\) Câu 6 : Cho hình bình hành ABCD. Khẳng định nào sau đây đúng? A. \(\overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BD} \). B. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AD} \). C. \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {CD} \). D. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} \). Câu 7 : Trong mặt phẳng Oxy, cho \(A(4; - 3),{\rm{ }}B(2; - 1)\). Tìm tọa độ trung điểm \(I\) của đoạn thẳng \(AB\). A. \(I\left( {2; - 2} \right)\). B. \(I\left( {6; - 4} \right)\). C. \(I\left( { - 2;2} \right)\). D. \(I\left( {3; - 2} \right)\). Câu 8 : Cho tập hợp \(A = \left\{ {1;2;4;5} \right\};\,\,B = \left\{ {2;4;6} \right\}\). Xác định tập hợp \(A \cup B\). A. \(\left\{ {1;2;4;5;6} \right\}\). B. \(\left\{ {1;5} \right\}\) C. \(\left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\). D. \(\left\{ {2;4} \right\}\). Câu 9 : Tìm tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {3x + 6} \). A. \(\left( { - \infty ; - 2} \right]\). B. \(\left[ { - 2; + \infty } \right)\). C. \(\left[ {2; + \infty } \right)\). D. \(\left( { - 2; + \infty } \right)\). Câu 10 : Cho \(\left( P \right):y = - {x^2} + 2x + 3\). Chọn khẳng định đúng ?. A. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và nghịch biến trên \(\left( {1; + \infty } \right)\). B. Hàm số đồng biến trên \(\left( {1; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right)\). C. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - 1; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\). D. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)và nghịch biến trên\(\left( { - 1; + \infty } \right)\). Câu 11 : Hàm số nào sau đây là hàm số chẵn ? A. \(y = {x^4}\) B. \(y = {x^4} + 1\). C. \(y = {x^3}\). D. \(y = {x^3} + 1.\) Câu 12 : Cho tập hợp \(A = \left[ { - 2;5} \right);\,\,B = \left( {2;10} \right)\). Xác định tập hợp \(A \cap B\). A. \(\left[ { - 2;2} \right)\). B. \(\left( {2;5} \right)\). C. \(\left( {5;10} \right)\). D. \(\left[ { - 2;10} \right)\). Câu 13 : Cho tập hợp \(A = \left\{ {x \in Z|\left( {x + 4} \right)\left( {{x^2} - 3x + 2} \right) = 0} \right\}\). Viết tập hợp \(A\) bằng cách liệt kê phần tử. A. \(A = \left\{ {1;2;4} \right\}\). B. \(A = \left\{ { - 1;2;3} \right\}\). C. \(A = \left\{ {1;2; - 4} \right\}\). D. \(A = \left\{ {1;2;3} \right\}\). Câu 14 : Tìm tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} - x - 2} = \sqrt {x - 2} \). A. \(S = \left\{ { - 1;2} \right\}\). B. \(S = \left\{ 0 \right\}.\) C. \(S = \left\{ 2 \right\}\). D. \(S = \left\{ {0;2} \right\}\). Câu 15 : Tìm tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {x - 5} = 2\). A. \(S = \left\{ 3 \right\}\). B. \(S = \left\{ 9 \right\}\). C. \(S = \emptyset \). D. \(S = \left\{ 7 \right\}\). Câu 16 : Cho tam giác ABC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AC, BC. Hỏi \(\overrightarrow {BM} + \overrightarrow {MP} \) bằng vectơ nào? A. \(\overrightarrow {MN} \) . B. \(\overrightarrow {BA} \). C. \(\overrightarrow {BC} \). D. \(\overrightarrow {AP} \). Câu 17 : Tìm trục đối xứng của parabol \(y = 2{x^2} + 4x - 1\). A. \(x = 1\). B. \(x = 2\). C. \(x = - 2\). D. \(x = - 1\) . Câu 18 : Tìm nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x + y - 3 = 0\\x - 3y + 1 = 0\end{array} \right.\). A. \(( - 2; - 1)\) B. \((3;1)\). C. \((2;3)\). D. \((2;1)\). Câu 19 : Tìm a để đường thẳng \(y = ax - 1\) đi qua điểm \(M\left( {1;3} \right)\). A. \(a = 2\). B. \(a = 4\). C. \(a = 1\). D. \(a = 0\). Câu 20 : Điểm nào dưới đây thuộc đồ thị hàm số \(y = 3x - 1\). A. \((1;1)\). B. \((2;5)\). C. \((2;3)\). D. \((0;1)\) B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Bài 1 . (2.0 điểm) Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y = {x^2} - 4x + 3\) Bài 2 . (1.0 điểm) Giải phương trình \(\sqrt {x - 1} = x - 3\) Bài 3 . (2.0 điểm) Trong mp Oxy, cho ba điểm \(A\left( {1;1} \right);\,\,B\left( {3;2} \right);\,\,C\left( {4; - 1} \right)\). a) Tìm tọa độ điểm \(D\) sao cho \(ABCD\) là hình bình hành. b) Tìm tọa độ điểm \(M\) thỏa mãn \(\overrightarrow {AM} = 2\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {BC} \). Bài 4 . (1.0 điểm) Xác định \(m\) để phương trình \({x^2} + 1 = mx\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2}\) thỏa \({x_1} - {x_2} = 1\) (giả sử \({x_1} > {x_2}\)). Lời giải chi tiết A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Bài 1: +) TXĐ: \(D = R\). +) Tọa độ đỉnh \(I\left( {2; - 1} \right)\) +) Trục đối xứng \(x = 2\) +) Tính biến thiên: Hàm số đồng biến trên \(\left( {2; + \infty } \right)\) Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;2} \right)\). +) Bảng biến thiên:
+) Đồ thị: Giao Ox: Cho \(y = 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = 3\end{array} \right.\) Giao Oy: Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 3\)
Bài 2: \(\begin{array}{l}\sqrt {x - 1} = x - 3\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 3 \ge 0\\x - 1 = {\left( {x - 3} \right)^2}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\x - 1 = {x^2} - 6x + 9\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\{x^2} - 7x + 10 = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge 3\\\left[ \begin{array}{l}x = 5\\x = 2\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 5\end{array}\) Vậy tập nghiệm của phương trình là \(S = \left\{ 5 \right\}\). Bài 3: a) Để ABCD là hình bình hành \( \Leftrightarrow \overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left( {2;1} \right) = \left( {4 - {x_D}; - 1 - {y_D}} \right)\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 = 4 - {x_D}\\1 = - 1 - {y_D}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_D} = 2\\{y_D} = - 2\end{array} \right.\\ \Rightarrow D\left( {2; - 2} \right)\end{array}\) Vậy \(D\left( {2; - 2} \right)\). b) Ta có \(\overrightarrow {AB} = \left( {2;1} \right);\,\,\overrightarrow {BC} = \left( {1; - 3} \right) \\\Rightarrow 2\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {BC} = \left( {3;5} \right)\) \(\begin{array}{l} \Rightarrow \overrightarrow {AM} = \left( {3;5} \right) \\\Rightarrow \left( {{x_M} - 1;{y_M} - 1} \right) = \left( {3;5} \right)\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_M} - 1 = 3\\{y_M} - 1 = 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_M} = 4\\{y_M} = 6\end{array} \right. \\ \Rightarrow M\left( {4;6} \right)\end{array}\). Vậy \(M\left( {4;6} \right)\). Bài 4: \({x^2} + 1 = mx \Leftrightarrow {x^2} - mx + 1 = 0\) Để phương trình có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \Delta = {m^2} - 4 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m > 2\\m < - 2\end{array} \right.\) Áp dụng hệ thức Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = m\\{x_1}{x_2} = 1\end{array} \right.\) Ta có: \(\begin{array}{l}{x_1} - {x_2} = 1 \\\Rightarrow {\left( {{x_1} - {x_2}} \right)^2} = 1\\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} = 1\\ \Leftrightarrow {m^2} - 4 = 1 \Leftrightarrow {m^2} = 5 \\\Leftrightarrow m = \pm \sqrt 5 \,\,\left( {tm} \right)\end{array}\) Vậy \(m = \pm \sqrt 5 \). Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại HocTot.XYZ HocTot.XYZ
|