Đề thi kì 2 môn Văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Trường THCS Thanh Cao

Giải chi tiết đề thi kì 2 môn văn lớp 7 năm 2019 - 2020 Trường THCS Thanh Cao với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

Phần I. ĐỌC HIỂU

        Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

      Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

 (Ngữ văn 7, tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 3. Cho biết câu: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng để thấy” được rút gọn thành phần nào?

Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Phần II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: Từ nội dung phần Đọc hiểu viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay.

Câu 2: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”.

……………Hết……………

Lời giải chi tiết

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

*Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

*Cách giải:

- Tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Tác giả: Hồ Chí Minh

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2.

*Phương pháp: Căn cứ vào bài “Liệt kê”

*Cách giải:

- Liệt kê: giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo; công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự quan tâm, cảm xúc của người viết về tinh thần yêu nước của nhân dân.

Câu 3.

*Phương pháp: Căn cứ vào bài “Câu rút gọn”.

*Cách giải:

- Câu văn trên được rút gọn thành phần chủ ngữ.

Câu 4.

*Phương pháp: Đọc kĩ nội dung đoạn trích.

*Cách giải:

- Nội dung: Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.

Phần II. LÀM VĂN

Câu 1.

*Phương pháp:

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

*Cách giải:

- Về kĩ năng:

+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Đoạn văn khoảng 7 – 8 câu, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức:

+ Giới thiệu, đề cập vấn đề: tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay.

+ Giải thích: Tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương và tinh thần sẵn sàng cống hiến, chiến đấu và xây dựng đất nước.

+ Biểu hiện của tinh thần yêu nước ngày nay:

./ Yêu tất cả những gì tốt đẹp của cuộc sống: yêu thiên nhiên, bầu trời, động vật, cỏ cây…

./ Nhân dân các tầng lớp hăng say lao động cống hiến.

./ Học sinh sinh viên tích cực ngày đêm học tập, rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất để xây dựng một đất nước vững mạnh hơn trong tương lai.

+ Liên hệ bản thân: cố gắng rèn luyện đạo đức và trí tuệ để sau này trở thành một công dân tốt cống hiến cho đất nước.

Câu 2.

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

I. Mở bài: 

- Giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”.

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

- Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.

- Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.

- Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

2. Ý nghĩa của việc “Học, học nữa, học mãi”

- Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội

- Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.

- Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học

- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….

- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm

- Học tủ, học vẹt,….

- Học vì lợi ích

- Học vì ép buột

III. Kết bài: 

- Nêu cảm nghĩ về “Học, học nữa, học mãi”.

 Bài tham khảo: 

HocTot.XYZ