Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế

Tóm tắt lý thuyết: Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế

3. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế

a) Phong trào Đông Kinh nghĩa thục

- Tháng 3/1907, các sĩ phu tiến bộ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền,... cùng nhau mở một trường học tư lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Đây là một kiểu trường học được xây dựng theo mô hình của Nhật Bản, xuất hiện từ thời Duy tân Minh Trị.

- Hoạt động:

+ Giảng dạy các môn Lịch sử, Địa lí, Cách trí, Vệ sinh…

+ Tổ chức những buổi diễn thuyết, bình văn để cổ động học chữ Quốc ngữ.

+ Hô hào mở hội kinh doanh công thương.

+ Lên án bọn quan lại hủ bại, chống việc học và thi cử theo lối cũ, bài trừ mê tín, hủ tục,...

=> Đông Kinh nghĩa thục nhanh chóng trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì.

Một lớp học của phong trào Đông Kinh nghĩa thục

- Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại => Tháng 11-1907, chúng ra lệnh đóng cửa trường. Hầu hết giáo viên Đông kinh nghĩa thục bị bắt, sách báo bị cấm hoặc bị tịch thu.

b) Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế


- Đêm 27/6/1908, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp kết hợp với nghĩa quân Yên Thế tổ chức đầu độc lính Pháp đóng trong thành.

- Sự việc bị phát giác, thực dân Pháp một mặt cho thầy thuốc cứu chữa những binh sĩ bị trúng độc, mặt khác tước hết khí giới và giam binh lính người Việt trong trại.

=> Các toán nghĩa quân ở vòng ngoài chờ mãi không thấy ám hiệu tấn công nên đã rút lui để khỏi sa vào tay giặc.

- Tuy thất bại, vụ “Hà thành đầu độc” đã đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

- Trong quá trình điều tra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, thực dân Pháp đã phát hiện được nhiều chứng cứ chứng tỏ Đề Thám tham gia tích cực vào vụ này. Tháng 1/1909, chúng mở cuộc tấn công quy mô nhằm tiêu diệt căn cứ Yên Thế.

- Nghĩa quân Yên Thế chiến đấu quyết liệt, tháng 2/1913, Hoàng Hoa Thám bị tay sai của Pháp giết hại, nghĩa quân Yên Thế tan rã.

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay