Dựa vào hình 41.3 (SGK trang 188), hãy so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Đồng bằng sông Hồng.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 188 SGK Địa lí 12
Đề bài
Dựa vào hình 41.3 hãy so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nhận xét biểu đồ.
So sánh.
Lời giải chi tiết
Có sự khác nhau giữa cơ cấu sử dụng đất ở 2 vùng đồng bằng :
- Đất sản xuất nông nghiệp : ở cả 2 vùng diện tích đất này đều chiếm tỉ trọng lớn nhất, ở ĐBSCL chiểm tỉ trọng lớn hơn 63,4 %, ĐBSH là 51,2 %.
- Đất lâm nghiệp : ở ĐBSCL chiếm tỉ trọng lớn thứ 3 (8,8 %), ở ĐBSH chiếm tỉ trọng lớn thứ 4 (8,3 %).
- Đất chuyên dùng : ở ĐBSCL chiếm tỉ trọng lớn thứ 4 (5,4 %), ở ĐBSH diện tích đất này chiếm tỉ trọng khá lớn, dứng thứ 2 với 15,5 %.
- Đất ở : ĐBSCL chiếm 2,7 % còn ở ĐBSH chiếm 7,8 %.
- Đất chưa sử dụng : ở cả 2 vùng đều chiếm tỉ trọng nhỏ nhất, ĐBSCL là 1,3 % còn ĐBSH là 3,5%.
- Đất khác : ở ĐBSCL chiếm diện tích khá lớn, có tỉ trọng lớn thứ 2 chiếm 18,4 %, còn ở ĐBSH là 13,7 %.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay
-
Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Giải bài tập Bài 1 trang 189 SGK Địa lí 12
-
Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Giải bài tập Bài 2 trang 189 SGK Địa lí 12
-
Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
Giải bài tập Bài 3 trang 189 SGK Địa lí 12
-
Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố.
-
Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
Thế mạnh: Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long.