Dựa vào nội dung bài học, lập bảng hệ thống kiến thức (theo mẫu) về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.
Giải bài tập 1 trang 123 SGK Lịch sử 11. Dựa vào nội dung bài học, lập bảng hệ thống kiến thức (theo mẫu)
Đề bài
Dựa vào nội dung bài học, lập bảng hệ thống kiến thức (theo mẫu) về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào kiến thức cả bài để trả lời.
Lời giải chi tiết
* Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)
Giai đoạn |
Diễn biến chính |
Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 |
- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. |
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 |
- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. |
Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1884 |
- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. |
Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,… |
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay
-
Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại ?
Giải bài tập 2 trang 123 SGK Lịch sử 11
-
Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Lịch sử 11
-
Trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) diễn ra như thế nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 121 SGK Lịch sử 11
-
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 120 SGK Lịch sử 11