Em có nhận xét gì về câu nói của Hoài Thanh khi đọc bài Nhớ rừng: Thế Lữ như một vị tướng điều khiển đội quân Việt ngữ với một mệnh lệnh không thể cưỡng lại được?Em có nhận xét gì về câu nói của Hoài Thanh khi đọc bài Nhớ rừng: Thế Lữ như một vị tướng điều khiển đội quân Việt ngữ với một mệnh lệnh không thể cưỡng lại được?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn nhận định của Hoài Thanh: "Thế Lữ như một vị tướng điều khiển đội quân Việt ngữ với một mệnh lệnh không thể cưỡng lại được". 2. Thân bài a. Giải thích nhận định - Vị tướng: người lãnh đạo oai hùng, dẫn đầu đoàn quân. - Việt ngữ: ngôn ngữ tiếng Việt. - Không thể cưỡng lại: thể hiện sự oai hùng của vị tướng, có thể hô mưa gọi gió, oai hùng trong cách sử dụng wtf ngữ. b. Chứng minh nhận định - Khung cảnh hùng vĩ, những âm thanh dữ dội của đại ngàn: cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già; tiếng gió ngàn, giọng nguồn thét núi; thét khúc trường ca dữ dội, đêm vàng bên bờ suối.... - Nhịp điệu của bài thơ được tạo ra bởi những điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc: Với tiếng...; Nào đâu...; Nơi ta... - Giọng điệu bài thơ được tạo nên bởi những động từ mạnh, những biện pháp đối trong các câu thơ sóng đôi... 3. Kết bài - Khẳng định nhận xét của Hoài Thanh hoàn toàn chính xác. - Khẳng định sự trường tồn của tác phẩm với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điêu luyện. Bài mẫu Nhắc đến bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, trong cuốn Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh đã từng nhận xét: "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng lại được". Qua nhận định ấy, Hoài Thanh muốn khẳng định những giá trị về nghệ thuật của bài thơ Nhớ rừng. Thật vậy, những giá trị nghệ thuật chính là một điểm đặc sắc tạo ra khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc khi thưởng thức bài thơ này. Có thể nói, Hoài Thanh đã đánh giá rất cao thi sĩ Thế Lữ khi cho rằng ông là một "vị tướng" của đội quân "Việt ngữ", điều đó quả không sai. Nhắc đến vị tướng, ta nghĩ ngay đến hình ảnh oai phong lẫm liệt, hô mưa gọi gió trên chiến trận điều khiển cả nghìn binh lính. Trong thế giới thi ca này, Thế Lữ quả thực đã ngồi trên lưng ngựa và điều khiển ngàn con chữ một cách hùng dũng, lẫm liệt. Chỉ riêng về âm thanh rừng núi, Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội. Để tạo ra sự nuối tiếc quá khứ oanh liệt, nhà thơ dùng những điệp từ "nào đâu..", "đâu.." thể hiện nỗi tiếc nuối khôn nguôi của hổ về quá khứ vinh quang, oai hùng. Cũng có thể thấy câu thơ Thế Lữ miêu tả dáng hiên ngang, hùng dũng, mềm mại của chúa sơn lâm: Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc Mấy câu thơ trên có sự nhịp nhàng, cân đối, gợi hình ảnh con hổ khoan thai, mềm mại, với bước chân chậm rãi thật tài tình. Hay một đoạn khác tả cảnh tầm thường của con người bắt chước, học đòi thiên nhiên: Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trổng Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng Câu thơ: "Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng" được viết theo cách ngắt nhịp đều nhau, có cấu tạo chủ vị giống nhau - điều đó như mô phỏng sự đơn điệu, tầm thường của cảnh vật. Được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước còn đang bị kẻ thù đô hộ, giày xéo, bản thân tác giả cũng không tránh khỏi thân phận của một người dân nô lệ nhưng Nhớ rừng không rơi vào giọng diệu uỷ mị, yếu đuối. Ngược lại, nó đã thể hiện một sức sống mạnh mẽ, tiềm ẩn, chỉ có ở những con người, những dân tộc không bao giờ biết cúi đầu, luôn khao khát hướng đến tự do. HocTot.XYZ
|