Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 10 năm 2020-2021 THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa
Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 10 năm 2020-2021 THPT Yên Định 1 - Thanh Hóa với đáp án và lời giải chi tiết.
Đề bài
I-Phần chung
Câu 1 (3đ)
a) Kể tên 4 bệnh ở động vật và 4 bệnh ở người do virut gây ra.
b) Trình bày các thành phần cấu tạo của virut.
Câu 2 (4đ)
a) Thế nào là nuôi cấy liên tục, nuôi cấy không liên tục?
b) Trình bày các giai đoạn sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục.
II-Phần riêng
Câu 3 (3đ) - Dành cho học sinh các lớp từ 10A5 đến 10A16:
Một loài động vật lưỡng bội có kí hiệu các cặp NST là AaBbXY
a) 1 tế bào sinh dưỡng của cơ thể trên đang ở kì giữa nguyên phân có kí hiệu bộ NST như thế nào?
b) Nếu có 5 tế bào sinh dưỡng của cơ thể trên cùng nguyên phân 3 lần thì số NST môi trường cung cấp là bao nhiêu?
c) Ở kì giữa lần nguyên phân thứ ba của 5 tế bào trên có tất cả bao nhiêu tâm động?
Câu 4 (3đ) - Dành cho học sinh các lớp A1 đến A4:
Một cơ thể ruồi giấm có kí hiệu bộ NST là AaBbDdXY.
a) 5 tế bào sinh giao tử của cơ thể trên giảm phân môi trường cung cấp bao nhiêu NST và tạo được bao nhiêu giao tử.
b) 1 tế bào của cơ thể trên giảm phân tạo mấy loại giao tử? Viết tỉ lệ các loại giao tử đó?
c) Nếu có 3 tế bào của cơ thể trên giảm phân thì tối đa tạo mấy loại giao tử? Có thể có tỉ lệ như thế nào?
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a) 4 bệnh ở động vật do virut gây ra: cúm gia cầm, lở mồm long móng, cúm lợn, dại.
4 bệnh ở người do virut gây ra: cúm, đậu mùa, sởi, quai bị.
b) Virut cấu tạo bởi 2 thành phần cơ bản:
- Lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép).
- Vỏ là prôtêin (gọi là capsit) được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme và vỏ có chức năng bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic.
Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit. Một số virut có thêm một vỏ ngoài bao bên ngoài vỏ capsit cấu tạo là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.
Câu 2:
a) - Nuôi cấy liên tục là luôn duy trì môi trường nuôi cấy ổn định bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào cà đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương, tránh hiện tượng suy vong của quần thể vi sinh vật. Trong nuôi cấy liên tục, quần thể sẽ sinh trưởng liên tục, dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật tương đối ổn định.
- Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục tuân theo quy luật đường cong với 4 pha: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cần bằng và pha suy vong do chất dinh dưỡng cạn dần, các chất qua chuyển hóa tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
b) Các giai đoạn sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục:
- Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa: Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy này càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Câu 3:
a) 1 tế bào sinh dưỡng của cơ thể trên đang ở kì giữa nguyên phân có kí hiệu bộ NST AaBbXY. Vì ở kì giữa các NST vẫn tồn tại ở trạng thái kép chưa tách ra.
b) 5 tế bào sinh dưỡng của cơ thể trên cùng nguyên phân 3 lần thì số NST môi trường cung cấp là 5.(23-1).6 = 210 (NST)
c) Sau lần nguyên phân thứ 2 sẽ có 5.22 = 20 tế bào tham gia nguyên phân lần 3.
Kì giữa các NST tồn tại trạng thái kép nên số NST kép ở kì giữa lần nguyên phân 3 là 20.6 = 120
Vậy số tâm động bằng với số NST ở kì giữa lần nguyên phân 3 là 120 tâm động.
Câu 4:
Một cơ thể ruồi giấm có kí hiệu bộ NST là AaBbDdXY.
a) 5 tế bào sinh giao tử của cơ thể trên giảm phân môi trường cung cấp 5.8 = 40 NST.
Vì cơ thể AaBbDdXY giới tính đực nên 5 tế bào giảm phân tạo được 5.4 = 20 giao tử.
b) 1 tế bào của cơ thể trên giảm phân tạo 2 loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại là 50% vì ở ruồi giấm đực không xảy ra trao đổi chéo.
c) Nếu có 3 tế bào của cơ thể trên giảm phân thì tối đa tạo 2.3 = 6 loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử là 1/6
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay