Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Thanh Trì

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2019 - 2020 huyện Thanh Trì với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

UBND HUYỆN THANH TRÌ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

......................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Ngữ văn 9

                    Thời gian làm bài: 90 phút

                    Ngày kiểm tra: 10/12/2019

 

 

Phần I (4 điểm) Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janneiro, cô bé 12 tuổi người Canada-Severn Cullí Suzuki đã có một bài phát biểu “khiến cả thế giới lặng im”. Dưới đây là một đoạn của bài phát biểu đó:

            “Chúng tôi đến đây không có mục đích nào khác ngoài việc đấu tranh cho tương lai của chính mình... Tôi đến đây lên tiếng cho các thế hệ mai sau, lên tiếng cho những trẻ em đang chết đói trên khắp thế giới mà tiếng khóc cầu cứu không ai nghe thấy, lên tiếng cho muôn vàn động vật đang chết dần trên trái đất này vì chẳng còn nơi sinh sống. Giờ tôi sợ phải bước đi dưới ánh mặt trời vì những lỗ thủng trên tầng ozôn. Tôi sợ phải thở vì không biết không khí đang chứa những hóa chất nào. Ngày ngày, chúng ta đều nghe những tin về việc các loài động thực vật đang dần tuyệt chủng rồi biến mất mãi mãi. Tôi đã luôn mơ về những đàn thú hoang dã đông đúc, về những cánh rừng rậm và rừng mưa nhiệt đới đầy các loài chim và bướm. Nhưng tôi tự hỏi, liệu con cái chúng tôi còn có cơ hội được nhìn thấy chúng nữa không?

            Câu 1. Tác giả bài phát biểu - một cô bé 12 tuổi đã lên tiếng nhân danh cho những đối tượng nào? Qua đó em cảm nhận được những nét đáng quý nào ở cô bé?

            Câu 2: Trong bài phát biểu, cô bé vừa xưng “tôi” vừa xưng “chúng tôi”. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì?

            Câu 3: Bài phát biểu của cô bé đã “khiến cả thế giới im lặng”. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về chủ đề “Biết lắng nghe để thấu hiểu”.

Phần II (6 điểm) Một trong những thành công của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều) là sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

            Câu 1: Em hiểu thế nào là bút pháp tả cảnh ngụ tình?

            Câu 2: Chép một câu thơ trong đoạn trich “Cảnh ngày xuân” có sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình và nêu ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ đó.

            Câu 3: Trong đoạn trích cũng có những câu thơ tả cảnh thiên nhiên được coi là tuyệt bút:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa.

            Bằng một đoạn văn theo phép lập luận tổng - phân - hợp khoảng 15 câu, em hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp của bức tranh xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn sử dụng câu cảm thán và phép tu từ so sánh. (Gạch chân câu cảm thán và phép tu từ so sánh được sử dụng).

..........................................Hết...................................

 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

I.(4 điểm)

Câu 1:

*Phương pháp: Đọc, tìm ý

*Cách giải:

- Cô bé 12 tuổi đã lên tiếng nhân danh cho:

+ Thế hệ mai sau

+ Những trẻ em đang chết đói trên khắp thế giới

+ Động vật đang chết dần trên trái đất

- Những phẩm chất đáng quý của cô bé 12 tuổi: giàu tình yêu thương con người, động vật, thiên nhiên,…

Câu 2:

*Phương pháp: Đọc, tìm ý

*Cách giải:

- Trong bài phát biểu, cô bé vừa xưng “tôi” vừa xưng “chúng tôi”: ý nói cô bé vừa phát biểu nêu lên ý kiến của mình lại vừa đại diện cho các đối tượng mà cô bé nhân danh.

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

1. Nêu vấn đề: Biết lắng nghe để thấu hiểu.

2. Giải thích vấn đề

- Lắng nghe là sự đón nhận và hiểu đúng, để giao tiếp cởi mở, để chọn lọc thông tin, thông qua cử chỉ, điệu bộ, lời nói và nét mặt thể hiện ngay lúc đó.

- Thấu hiểu là sự kết hợp trải nghiệm thế giới từ quan điểm của một người khác và cảm nhận theo quan điểm của người đó thì nó cũng đồng nghĩa với việc nếu bạn có khả năng thấu hiểu tốt, bạn có thể thấu hiểu thế giới thừ nhiều quan điểm khác nhau.

=> Biết lắng nghe để thấu hiểu chính là đang tự tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống của mình.

3. Bàn luận vấn đề

- Ý nghĩa của lắng nghe và thấu hiểu:

+ Với cá nhân:

  • Người biết lắng nghe và thấu hiểu cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn.
  • Những mối quan hệ trong cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn: gia đình, bạn bè, trường lớp.
  • Cuộc sống sẽ tích cực, nhiều niềm vui hơn.

+ Với xã hội: sự lắng nghe và thấu hiểu của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.

- Biểu hiện của một người biết lắng nghe và thấu hiểu:

+ Có sự thiện chí khi trò chuyện, giao tiếp với người khác.

+ Biết tiếp thu các ý kiến để thay đổi bản thân và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Luôn biết nhìn nhận mọi sự việc trên phương diện khách quan và xem xét ở nhiều góc độ khác nhau.

+ Luôn lạc quan dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

+ Biết đồng cảm và chia sẻ, lắng nghe với những khó khăn của những người xung quanh.

- Phê phán những người bảo thủ, chưa biết lắng nghe và thấu hiểu.

4. Liên hệ bản thân

II.(6 điểm)

Câu 1:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình là bút pháp thông qua việc miêu tả cảnh vật (thiên nhiên, cuộc sống xung quanh) để khắc họa tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật trữ tình.

- Đây là bút pháp đặc trưng của văn học trung đại

Câu 2:

* Phương pháp: Đọc tìm ý, phân tích

* Gợi ý:

- Câu thơ tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

“Nao nao dòng nước uốn quanh”: Thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra. Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng.

Câu 3:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Gợi ý:

- Vị trí đoạn thơ

- Phân tích:

+ Mở ra bằng cánh chim én: loài chim báo hiệu mùa xuân
+ "đưa thoi": gợi tả sự đông đúc, hình ảnh những cánh chim chao lượn
+ "Thiều quang": ánh sáng đẹp, ánh sáng của mùa xuân
+ Thời gian của mùa xuân đã trôi đi quá nửa "đã ngoài sáu mươi"

=> Sự tiếc nuối khi mùa xuân đang dần qua
+ Hình ảnh triền cỏ xanh trải dài mênh mông như đến tận chân trời.
+ Từ "tận": mãi đằng xa, lan ra tới mãi đường chân trời

=> Thảm cỏ kéo dài vô tận, không dứt gợi tả vẻ đẹp xnah mát, tràn đầy sức sống của mùa xuân.

+ Điểm trên cỏ là hình ảnh của những bông lê trắng muốt

=> Hai màu hòa quyện tạo nên sự sống động, đẹp đẽ vô cùng.
+ "trắng điểm": Đảo ngược từ để nhấn mạnh màu sắc nổi bật
+ "Cành lê": Chủ thể được đảo lên đầu để nhấn mạnh hình ảnh đặc sắc.

=> Nghệ thuật chấm phá, dùng điểm tả diện

=> Vẽ lên khung cảnh xuân thanh mát, tinh khiết.

- Tổng kết.

 

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay