Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra. Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.
Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra. Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.
Đề bài
- Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra.
- Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
* Giải thích sự khác nhau:
- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2: đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch.
- Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang.
- Hơi nước bão hoà trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí.
- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.
* Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 trong hình 21- 4 SGK:
- Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay
-
Bài 1 trang 70 SGK Sinh học 8
Giải bài 1 trang 70 SGK Sinh học 8. Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người
-
Bài 2 trang 70 SGK Sinh học 8
Giải bài 2 trang 70 SGK Sinh học 8. Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau ?
-
Bài 3 trang 70 SGK Sinh học 8
Giải bài 3 trang 70 SGK Sinh học 8. Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
-
Bài 4 trang 70 SGK Sinh học 8
Giải bài 4 trang 70 SGK Sinh học 8. Thử nhìn đồng hồ và đếm nhịp thở của mình trong 1 phút lúc bình thường (thở nhẹ) và sau khi chạy tại chỗ 1 phút (thở mạnh).
-
Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lổng ngực khi thở ra?
Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lổng ngực khi thở ra?