Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa: -Trung du và miền núi với Tây Nguyên. -Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông cửu Long. Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Giải bài tập Bài 2 trang 111 SGK Địa lí 12
Đề bài
Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa :
- Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
- Đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long.
Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Phân tích và so sánh.
Lời giải chi tiết
Sự khác nhau về chuyên môn hóa nông nghiệp:
Tiêu chí |
Trung du miền núi Bắc Bộ |
Tây Nguyên |
Chuyên môn hóa sản xuất |
- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới (chè, trẩu…). - Đậu tương, lạc, thuốc lá, cây ăn quả, cây dược liệu. - Chăn nuôi lợn. |
- Cây công nghiệp nhiệt đới: Cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu.
|
Tiêu chí |
Đồng bằng sông Hồng |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Chuyên môn hóa sản xuất |
- Cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp vụ đông, cây ăn quả (một số loại). - Đay cói - Lợn, bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm. - Thủy sản nước ngọt, nước lợ. |
- Cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói). - Cây ăn quả nhiệt đới. - Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn) phát triển hơn. - Vùng có ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển nhất cả nước. |
Nguyên nhân: Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng như các điêu kiện kinh tế - xã hội:
- Tây nguyên có địa hình cao nguyên rộng lớn, khí hậu mang tính chất cận xích đạo, đất đỏ badan rất thích hợp để phát triển các loại cây nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều.
- Trung du miền núi Bắc Bộ có địa hình đồi núi thấp, đất feralit đỏ vàng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hóa đa dạng (cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh) thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả cận nhiệt, ôn đới.
- Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa đông lạnh nên thuận lợi để trồng rau cao cấp vụ đông; nhiều thành phố lớn dân cư đông đúc nên nhu cầu về thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa rất lớn phát; tiếp giáp biển với các vùng cửa sông cùng mạng lưới ao hồ là điều kiện phát triển thủy sản.
- Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, diện tích đất mặn đất phèn lớn, khí hậu cận xích đạo thích hợp cho các loại cây đay cói...phát triển; hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt và nguồn phụ phẩm nông nghiệp lớn nên chăn nuôi gia cầm phát triển; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước (70%) với các bãi triều đầm phá, rừng ngập mặn…nên ngành thủy sản đặc biệt ngành nuôi trồng phát triển nhất cả nước.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay
-
Quan sát hình 25 và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 111 SGK Địa lí 12
-
Đọc bảng 25.2 (SGK trang 109), theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; xu hướng thay đổi trong sản xu
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 109 SGK Địa lí 12
-
Dựa vào bảng 25.1 (SGK trang 107), đối chiếu với bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy trình bày các đặc điểm chủ yếu của một vùng nông nghiệp (ví dụ vùng Đồng bằng sông Hồng).
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 106 SGK Địa lí 12