Hình thành cơ cấu nông- lâm –ngư nghiệpỞ Duyên hải miền Trung nói chung, Bắc Trung Bộ nói riêng, vấn đề hình thành cơ cấu nông- lâm –ngư nghiệp. 2. Hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp: a. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp: - Tài nguyên rừng của vùng còn khá lớn: diện tích rừng: 2.46 triệu ha, độ che phủ rừng: 47.8%. Rừng có nhiều loại gỗ và lâm sản quí. → Phát triển rừng ở BTB có ý nghĩa lớn về kinh tế- xã hội và môi trường. Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các SV quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát.
Hình 35.1.Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông- lâm –ngư nghiệp của vùng b. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp: - Khả năng phát triển chăn nuôi: + Đàn trâu: 750.000 con (1/4 cả nước) + Đàn bò: 1.1 triệu con (1/5 cả nước) - Khả năng phát triển trồng trọt: + Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, tiêu, chè (Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị). + Đồng bằng ven biển thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía, thuốc lá và có thể trồng lúa. c. Việc phát triển ngư nghiệp: - Phát triển ở tất cả các tỉnh trong vùng. Trọng điểm là Nghệ An. - Đang phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn. - Hạn chế: phần lớn tàu có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên nhiều nơi nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ giảm rõ rệt. * Ý nghĩa: - Khai thác được thế mạnh của vùng. - Góp phần tạo ra cơ cấu ngành. - Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. Hình 35.2.Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ HocTot.XYZ
|