Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Tóm tắt mục III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Video tư liệu về Hoàn cảnh dẫn đến Bản chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)
a) Hoàn cảnh lịch sử
- Đầu năm 1945, trên đường Hồng quân Liên Xô tiến đánh Béclin - sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức - một loạt nước châu Âu được giải phóng.
- Ở Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho quân Nhật những đòn nặng nề.
- Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật. Mâu thuẫn Nhật - Pháp càng trở nên gay gắt.
- Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp.
- Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh).
- Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Bản chỉ thị nhận định:
+ Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
+ Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp-Nhật” được thay bằn khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
+ Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác xã, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy vũ trang, du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
+ Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiên đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
b) Diễn biến
- Ở khu căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng, giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện, chính quyền cách mạng được thành lập, các hội Cứu quốc được củng cố và phát triển.
- Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có.
- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng (11-3), tổ chức đội du kích Ba Tơ.
- Ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở Mĩ Tho và Hậu Giang.
Đội du kích Ba Tơ
c, Ý nghĩa
- Cao trào kháng Nhật cứu nước thể hiện tinh thần nỗ lực đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam; đồng thời góp sức cùng Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Làm cho kẻ thù ngày càng suy yếu, thúc đẩy thời cơ tổng khởi nghĩa mau đến.
- Qua cao trào kháng Nhật, lực lượng cách mạng được tăng cường, trận địa cách mạng được mở rộng, tạo ra đầy đủ những điều kiện chủ quan cho một cuộc tổng khởi nghĩa.
- Là một cuộc tập dượt vĩ đại, làm cho toàn đảng, toàn dân sẵn sàng, chủ động tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa => tiền đề cho Cách mạng tháng Tám.
Video tư liệu về Sự chuẩn bị cuối cùng và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
- Tháng 4/1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ quyết định:
+ Thống nhất các lực lượng vũ trang.
+ Đào tạo cán bộ quân sự và chính trị.
+ Phát triển chiến tranh du kích, xây dựng chiến khu.
- Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp.
- Ngày 15/5/1945, Việt Nam cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyề giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
- Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Pác Pó về Tân Trào (Tuyên Quang), chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.
- Tháng 6/1945, thành lập khu giải phóng Việt Bắc và Ủy ban lâm thời khu giải phóng.
=> Công cuộc chuẩn bị được gấp rút hoàn thành. Toàn dân tộc đã sẵn sàng đón chờ thời cơ vùng dậy tiến hành Tổng khởi nghĩa.
Lược đồ Khu giải phóng Việt Bắc
3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
a) Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
- Đầu tháng 8/1945, quân Đồng minh tiến công châu Á - Thái Bình Dương.
- Ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật Bản giết hại hàng vạn dân thường.
- Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản.
- Ngày 9/8/1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
- Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện.
* Chủ trương của Đảng
- Ngày 13-8-1945, thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Sơn Dương-Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
- Ngày 16 đến ngày 17-8-1946, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào, Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
b) Diễn biến cuộc khởi nghĩa
Sự kiện |
Nội dung |
Từ ngày 14/8/1945 |
Tuy chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và vận dụng chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, một số cấp bộ Đảng và Việt Minh đã phát động tổng khởi nghĩa và giành được thắng lợi. |
Chiều 16/8/1945 |
Một đơn vị của Đội Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên. |
Ngày 18/8/1945 |
Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước. |
Ngày 19/8/1945 |
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi. |
Ngày 23/8/1945 |
Hàng vạn nhân dân Huế biểu tình thị uy, chiếm công sở. Chính quyền về tay nhân dân |
Ngày 25/8/1945 |
Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn. |
Ngày 28/8/1945 |
Khởi nghĩa thắng lợi ở 3 thành phố lớn: Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã tác động đến các địa phương trong nước, quần chúng các tỉnh còn lại nối tiếp nhau khởi nghĩa. Hà Tiên và Đồng Nai Thượng là những nơi giành chính quyền muộn nhất (28/8). |
Ngày 30/8/1945 |
Vua Bảo Địa thoái vị, triều đình phong kiến nhà Nguyễn hoàn toàn sụp đổ. |
Nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ phủ
4. Mở rộng: Nhận xét về hình thái của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Có thể khẳng định Cách mạng tháng Tám ở nước ta có hình thái vận động rất phong phú so với cách mạng ở một số nước trên thế giới. Cụ thể, Cách mạng tháng Tám có ba hình thái vận động cơ bản sau:
- Thứ nhất: “Trong cao trào chống Nhật, cứu nước, những cuộc khởi nghĩa từng phần đều nổ ra ở nông thôn. Đến khi tổng khởi nghĩa tháng Tám bắt đầu, 28 tỉnh…đã khởi nghĩa từ xã lên huyện rồi lên tỉnh hoặc từ ngoại thành vào nội thành”.
- Thứ hai: “Có 24 tỉnh…đã khởi nghĩa từ tỉnh lị và kết thúc ở huyện và xã”. Trong số 24 tỉnh này có tỉnh Bạc Liêu.
- Thứ ba: “Còn lại 7 tỉnh…thì thành thị và nông thôn cùng khởi nghĩa một ngày”.
=> Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. Trong đó cuộc khởi nghĩa ở thành thị nhằm vào các cơ quan đầu não của kẻ thù có tác dụng quyết định thắng lợi cách mạng.
ND chính
- Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945) và sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa. - Những điều kiện, chủ trương của Đảng và diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 11945. - Nhận xét về hình thái của Cách mạng tháng Tám năm 1945. |
Sơ đồ tư duy Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay
-
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (2-9-1945)
Tóm tắt mục IV. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (2-9-1945)
-
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945
Tóm tắt mục V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám năm 1945
-
Tình hình nước ta trong những năm 1939 - 1945 có biến chuyển như thế nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 104 SGK Lịch sử 12
-
Chủ trương của Đảng được đề ra tại các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1939 và lần thứ 8 (5 - 1941) như thế nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 112 SGK Lịch sử 12
-
Hãy lập bảng tóm tắt về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 112 SGK Lịch sử 12