Liên minh châu ÂU (EU)
Tóm tắt mục V. Liên minh châu ÂU (EU). Ngày 18-4-1951, “Cộng đồng than-thép châu Âu” thành lập
Mục 1
1. Lý do liên hết, hội nhập khu vực:
- Thứ nhất: nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.
- Thứ hai: nhu cầu thành lập 1 tổ chức liên kết để hạn chế ảnh hưởng của Mĩ vào khu vực.
- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới.
Video tư liệu
Video tư liệu về quá trình thành lập Liên Minh Châu Âu
Mục 2
2. Quá trình hình thành và phát triển
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tập trung phát triển, có nhu cầu hợp tác để cùng phát triển.
- 18/04/1951: 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua (Lucxemburg) thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC).
- 25/03/1957: Sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).
Lễ kí kết Hiệp ước Roma (25/3/1957)
- 1/7/1967: Ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
- 07/12/1991: Hiệp ước Maxtrich được ký kết, khẳng định một tiến trình hình thành một Liên bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung…
- 1/1/1993: EEC thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
- 1994: Kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
- 2002: Đồng tiền chung châu Âu (EURO) chính thức được lưu hành => thống nhất kinh tế, thị trường.
- 01/05/2004: Kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25.
- 2007: Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước.
Lược đồ các nước thuộc Liên minh châu Âu (2007)
- 2016, sau cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh tách khỏi Liên minh châu Âu.
Mục 3
3. Mục đích liên kết, hợp tác:
Hợp tác, liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ và chính trị, an ninh chung (xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung…)
Mục 4
4. Tổ chức và hoạt động:
* Tổ chức:
- Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 5 cơ quan chính là: Hội đồng Châu âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu âu, quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu Âu và một số ủy ban chuyên môn khác.
* Hoạt động:
- Từ năm 1991 - 2000, Liên minh châu Âu (EU) có những hoạt động chính như:
+ 6/1979: Bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
+ 3/1995: Hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.
+ 01/01/1999: Đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng, đồng EURO.
+ 1990: Quan hệ Việt Nam - EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện.
+ 7/1995: EU và Việt Nam ký Hiệp Định hợp tác toàn diện.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu
* Đánh giá:
=> Liên minh châu Âu được đánh giá là tổ chức liên kết kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất thế giới, với những hoạt động hiệu quả, chiếm ¼ GDP kinh tế thế giới.
Mục 5
5. Mở rộng: Bảng so sánh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
ND chính
- Lý do liên hết, hội nhập khu vực của các nước Tây Âu. - Quá trình hình thành và phát triển, mục đích liên kết, hợp tác của Liên minh châu Âu EU. - Tổ chức và hoạt động và đánh giá những hiệu quả hoạt động của EU. - So sánh Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dựa trên các tiêu chí: xuất phát điểm, mức độ liên kết, nguyên tắc hội nhập, quy mô. |
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay
-
Trình bày khái quát về tình hình chính trị ở Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950)
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 47 SGK Lịch sử 12
-
Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 48 SGK Lịch sử 12
-
Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu trong những năm 1973-1991 là gì ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 49 SGK Lịch sử 12
-
Nêu những nét chính về tình hình kinh tế và chính trị của Tây Âu trong thập kỉ 90
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 50 SGK Lịch sử 12