Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (chi tiết)

Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Ngữ văn 11. Câu 2. Giả sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi: Bạn có thể nói cho tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?

Phần I

Video hướng dẫn giải

I - MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

1. 

- Một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống: phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục, phỏng vấn ca sĩ Hà Anh Tuấn,...

Mục đích của hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:

+ Để chuyện trò, để biết rõ hơn về một người nổi tiếng.

+ Để biết quan điểm của người được hỏi về một chủ đề có ý nghĩa xã hội, đang được dư luận quan tâm.

+ Để thấy tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của vấn đề đang được phỏng vấn.

+ Để tạo lập các quan hệ xã hội.

+ Để chọn người phù hợp với công việc…

2.  Một xã hội thực sự dân chủ văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Nói thế đúng hay sai? Vì sao?

     Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, và vì thế, nó là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong một xã hội văn minh.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II - NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN

1. Chuẩn bị phỏng vấn

a. Trước khi phỏng vấn, cần xác định rõ tất cả các yếu tố: nội dung, mục đích, đối tượng, phương pháp phỏng vấn. Ngoài ra còn chuẩn bị, xem xét lên kế hoạch để lựa chọn, sắp xếp thời gian, địa điểm phỏng vấn. Vì chúng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn…

b.

- Mục đích của cuộc phỏng vấn là: đánh giá trình đội kiến thức, kỹ năng, thái độ của người xin việc.

- Chủ đề của cuộc phỏng vấn là những câu hỏi về cá nhân (trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, tính cách bản thân), nhận thức đối với công ty, đối với vị trí ứng tuyển, những công việc cần phải làm trong công ty khi vào vị trí đó, về khả năng cống hiến cho công ty,...

c. Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn câu hỏi B, vì người trả lời phỏng vấn buộc phải trình bày đầy đủ

 - Để có thể thu thập được nhiều nhất những thông tin mong muốn

 + Ta cần tránh những câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đáp có - không; đúng - sai.

 + Ta nên đặt câu hỏi hay và khai thác được nhiều thông tin từ người được phỏng vấn.

2. Tiến hành phỏng vấn.

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối". Nhằm:

- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc. Tăng sự tương tác giữa 2 bên.

- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.

- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn và để có thể khai thác thêm được những thông tin cần thiết.

b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhiên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.

c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện. 

3. Biên tập sau khi phỏng vấn.

a. Kết quả phỏng vấn phải được trình bày trung thực. Người phỏng vấn có thể sửa lại câu trả lời cho ngắn gọn nhưng không thay đổi ý của người được phỏng vấn.

b. Nếu có điều kiện thì ta nên ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn.

- Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 182 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình và nhận xét về người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn.

Trả lời:

Học sinh quan sát kỹ bài phỏng vấn, thảo luận cùng nhóm để đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Câu 2 (trang 182 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Giả sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi:

Bạn có thể nói cho tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?

Trả lời:

      Học sinh nêu nhược điểm của mình nhưng nhược điểm đó không gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm. Muốn vậy cần tự tìm trong những nhược điểm của mình một nhược điểm dễ được thông cảm nhất. Chẳng hạn có thể nêu lên những nhược điểm phổ biến sau đây: dễ tin người, thẳng tính,...

Câu 3 (trang 183 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Thu thập dư luận về thị hiểu thưởng thức ca nhạc (phim ảnh, đọc truyện,...)

Trả lời:

- Chuẩn bị các câu hỏi xoay quanh chủ đề về đọc sách, xem phim, thưởng thức văn nghệ… trong đó chú ý không nên sa vào các chi tiết vụn vặt. Mở đầu bản câu hỏi phải có lời chào và kết thúc phải có lời cảm ơn, các câu hỏi đi từ dễ đến khó. 

- Việc trả lời các câu hỏi cũng cần tính chất đầy đủ và dí dỏm, phù hợp với sự cảm thụ của lứa tuổi với vấn đề được hỏi.

Ví dụ: Phỏng vấn về sở thích

- Chào hỏi

- Sở thích lớn nhất của các bạn là gì?

- Bạn dành thời gian cho nó như thế nào?

- Để thực hiện sở thích đó, bạn đã làm những gì?

- Tác dụng

- Theo bạn, có nhiều người có chung sở thích với mình không? Để đưa cái sở thích của bạn đến gần hơn với mọi người, bạn có thể làm gì?

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay