Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng trang 11 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng trang 11 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài: Tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa, tài sản
Bài 1
Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài
Tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa, tài sản
a) Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường
b) Tài có nghĩa là tiền của
Phương pháp giải:
Con đọc kĩ các từ và phân vào các nhóm phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Em phân loại như sau :
a) Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường: Tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa.
b) Tài có nghĩa là tiền của: Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Bài 2
Đặt câu với một trong các từ nói trên
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ rồi đặt các câu cho phù hợp với nội dung và ngữ pháp.
Lời giải chi tiết:
a) Trường em rất coi trọng chủ trương phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ.
b) Ông ngoại em đang công tác ở Sở Tài Nguyên Môi Trường.
Bài 3
Tìm trong các tục ngữ dưới đây những câu ca ngợi tài trí của người
a) Người ta là hoa đất
b) Chuông có đánh mới kêu
Đèn có khêu mới tỏ
c) Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Phương pháp giải:
- Người ta là hoa đất: Con người là vốn quý, là tinh tuý của đất trời.
- Chuông có đánh mới kêu/Đèn có khêu mới tỏ: Người có tài phải có điều kiện thi thố, có thử thách mới bộc lộ được tài năng; muốn bộc lộ hết năng lực thì phải có sự động viên, thúc đẩy.
- Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: Không có điều kiện vật chất hỗ trợ mà làm nên việc lớn; chỉ bằng sự tài giỏi, bằng hai bàn tay trắng mới làm nên sự nghiệp mới là đáng khâm phục.
Lời giải chi tiết:
Trong ba câu đã cho có hai câu a và c là những tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
Bài 4
Em thích những tục ngữ nào ở bài tập (3)
Phương pháp giải:
- Người ta là hoa đất: Con người là vốn quý, là tinh tuý của đất trời.
- Chuông có đánh mới kêu/Đèn có khêu mới tỏ: Người có tài phải có điều kiện thi thố, có thử thách mới bộc lộ được tài năng; muốn bộc lộ hết năng lực thì phải có sự động viên, thúc đẩy.
- Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan: Không có điều kiện vật chất hỗ trợ mà làm nên việc lớn; chỉ bằng sự tài giỏi, bằng hai bàn tay trắng mới làm nên sự nghiệp mới là đáng khâm phục.
Lời giải chi tiết:
Mỗi câu tục ngữ đều có những giá trị riêng của nó. Cả ba câu trên rất hay, nhưng em thích nhất câu:
Nước lã mà vã lên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Vì câu tục ngữ đã ca ngợi những con người từ tay không mà làm nên sự nghiệp lớn bằng trí tuệ và nghị lực của chính mình.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay
-
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật trang 11 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật trang 11 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Kết bài (tả cái trống trường):
-
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật trang 10 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. Câu 2. Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
-
Soạn bài: Chuyện cổ tích về loài người trang 9 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Chuyện cổ tích về loài người trang 9 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
-
Kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần trang 8 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải câu 1, 2, 3 Kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần trang 8 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần
-
Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? trang 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Giải bài tập Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? trang 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ: a) Các chú công nhân