Lý thuyết bài đại não
I. Cấu tạo của đại não Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau.
I. Cấu tạo của đại não
Cấu tạo bởi: chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau.
Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống. Hầu hết các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống. Do đó mà tổn thương ở một bên đại não sẽ làm tê liệt các phần thân bên phía đối diện.
II. Sự phân vùng chức năng của đại não
Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức. Các vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, tai, mũi, lưỡi, da và các thụ quan trong như ở cơ khớp và cho ta các cảm giác tương ứng. Chẳng hạn: vùng thị giác ở thùy chẩm: vùng thính giác ở thùy thái dương, vùng cảm giác ở hồi đỉnh lên (sau rãnh đỉnh). Vùng vận động nằm ở hồi trán lên (trước rãnh đỉnh).
Ngoài ra, ở người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gần vùng vận động, đồng thời cũng hình thành vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, nằm gần vùng thính giác và thị giác.
Hình 47-4. Các vùng chức năng của vỏ não
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay
-
Dùng các thuật ngữ thích hợp có trên hình đã quan sát, điển vào chỗ trống trong những câu dưới đây để hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo (ngoài và trong) của đại não.
Dùng các thuật ngữ thích hợp có trên hình đã quan sát, điển vào chỗ trống trong những câu dưới đây để hoàn chỉnh thông tin về cấu tạo (ngoài và trong) của đại não.
-
Dựa vào các thông tin trên, đối chiếu với hình 47- 4 , hãy chọn các số tương ứng với các vùng chức năng để điền vào chỗ trống.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 149 SGK Sinh học 8.
-
Bài 1 trang 150 SGK Sinh học 8
Giải bài 1 trang 150 SGK Sinh học 8. Hãy vẽ sơ đồ đại não nhìn từ bên ngoài và trình bày hình dạng cấu tạo ngoài
-
Bài 3 trang 150 SGK Sinh học 8
Giải bài 3 trang 150 SGK Sinh học 8. Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp thú.