Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Lý thuyết bài đông máu và nguyên tắc truyền máu. Máu Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm máu chảy ra ngoài da, lúc đầu nhiều, sau ít dần rồi ngừng hàn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương.

I. Đông máu

- Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm chảy máu ra ngoài da, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương

 Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương

- Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu:

+ Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách

+ Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông

→ Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương

- Ý nghĩa đông máu: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương

II. Các nguyên tắc truyền máu

1. Các nhóm máu ở người

- Ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB:

Tên nhóm máu

Kháng nguyên (ở hồng cầu)

Kháng thể (ở huyết tương)

A

A

β

B

B

α

AB

Cả A và B

Không có

O

Không có

Có cả α và β 

2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu

Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu

- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu

→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu

Sơ đồ tư duy Đông máu và nguyên tắc truyền máu:

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close