Máu và môi trường trong cơ thể
Lý thuyết máu và môi trường trong cơ thể. Máu Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với O2 có máu đỏ tươi, khi kết hợp với C02 có màu đỏ thẫm.
I. Máu
Máu gồm 2 thành phần máu
- Huyết tương:
+ Chiếm 55% thể tích máu
+ Đăc điểm: màu vàng nhạt, lỏng
- Các tế bào máu:
+ Chiếm: 45% thể tích máu
+ Đặc điểm: đặc quánh, đỏ thẫm
+ Gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Huyết tương là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất
* Hồng cầu: Hồng cầu chứ Hb (huyết sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với oxi có màu đỏ tươi và khi kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm. Chức năng: Hồng cầu vận chuyển oxi từ phổi về tim tới các tế bào, vận chuyển CO2 từ các tế bào về tim đến phổi
→ Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm
II. Môi trường của cơ thể
Máu, nước mô và bạch huyết tạo thành môi trường trong cơ thể
Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.
Sơ đồ máu và môi trường trong cơ thể:
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay
-
Chọn từ thích hợp dưới đây điền vào chỗ trống
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 42 SGK Sinh học 8.
-
Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều, ...), máu có thể lưu thông dề dàng trong mạch nữa không?
Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều...), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
-
Các tế bào cơ, não, ... của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 44 SGK Sinh học 8.
-
Bài 1 trang 44 SGK Sinh học 8
Giải bài 1 trang 44 SGK Sinh học 8. Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu
-
Bài 2 trang 44 SGK Sinh học 8
Giải bài 2 trang 44 SGK Sinh học 8. Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?