Lý thuyết trai sông

Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vò (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.

I - HÌNH DẠNG, CẤU TẠO

1. Vỏ trai

- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.

- Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ.

- Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng (hình 18.2).

2. Cơ thể trai

- Phần đầu của trai tiêu giảm do thích nghi lâu dài với lối sống ít hoạt động.

- Cơ thể trai gồm:

+ Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài áo tiết: lớp vỏ đá vôi.

+ Mặt trong áo tạo thành khoang áo, là môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai. Tiếp đến là 2 tấm mang ở trên. 

+ Ở trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai và phía ngoài là chân trai.

II - DI CHUYỂN

- Vỏ trai hé mở cho chân trai hình rìu (hình 18.4) thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 - 30cm một giờ, để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn.

III - DINH DƯỠNG

- Thức ăn: vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh.

- Dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ 2 đôi tấm mang.

- Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng.

- Hô hấp qua 2 đôi tấm mang.

IV - SINH SẢN

- Cơ thể trai phân tính, có trai đực, trai cái.

- Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh.

- Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ -> trứng được bảo vệ và ấu trùng không bị động vật khác ăn mất, đồng thời ở đây giàu dưỡng khí và thức ăn.

- Ấu trùng bám vào mang và da cá một vài tuần nữa rồi mới rơi xuống bùn để phát triển thành trai trưởng thành

-> di chuyển đến nơi xa nhằm phát tán nòi giống, tăng cường lượng oxi và được bảo vệ.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close