Một số bài làm tham khảo: Viết bài tập làm văn số 5 - Văn tả cảnhMột số bài làm tham khảo: Viết bài tập làm văn số 5 - Văn tả cảnh. 1. Bầu trời ngoài cửa sổ. 2. Vườn xuân. 3. Loài hoa báo mùa xuân. 4. Cảnh đẹp Sa Pa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bầu trời ngoài cửa sổ Bố mẹ Hà vừa được chia một gian nhà cạnh vườn cây ăn quả của nông trường. Hà rất thích khung cửa sổ. Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách rất hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành. Này nhé, nếu phía biển kia, nơi ấy là đàng đông mà mây đen ùn lên kèm sấm chớp thì cơn mưa dông ập đến ngay. Bà bảo “Cơn đàng đông vừa trông vừa chạy" mạn đông còn như sấm chớp bên mạn nam thì “Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi”, chưa mưa đâu. Quả thế thật. Rồi, giả thử bầu trời mây rạn ra thành lớp đều và lấp lánh như vẩy tê tê mà bà gọi là vẩy trút thì sớm muộn trời cũng sẽ mưa. Còn nếu là những luống mây như cỏ hoặc rạ dồn lại rồi nhá ra trên những đường bừa thì trời còn nắng lâu. Bà cũng bảo “Vấy trút thì mưa, nhá bừa thì nắng!”. Còn trăng nữa, Hà đã nhìn bao nhiêu loại trăng. Trăng sáng ngà ngà màu sữa là đêm có sương. Sáng trăng suông là đêm bầu trời nhiều hơi nước hoặc mưa bụi che đi mất cả sao, nhìn không rõ trăng. Trăng có quầng là trời sẽ hạn lâu, trăng có tán lã trời sắp mưa. Đây chỉ có trăng thôi mà bầu trời ngoài cửa sổ đã có bao nhiêu thứ. Bầu trời ngoài cửa sổ thường đầy ánh sáng, đầy mầu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trông bao giờ cũng to hơn óng ánh sắc lông hơn chợt bay lên rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lèn ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi áng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đợt lá chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc kết thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương nam. Bố bảo đấy là loài chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu... mà người ta gọi là loài chim giang hồ. Lại mỗi lần có gió đông nam thoảng qua thì hương thơm của bạch đàn chanh, của hoa trái từ vườn cây nông trường tràn vào đầy nhà. Hương thơm không nhìn thấy mà cô giáo bảo chắc chắn rằng có những hạt li ti vô cùng nhỏ, có thể dồn lại hành nước hoa, phấn hoa. Lạ chưa, vậy thì bầu trời ngoài cửa sổ kia có bao nhiêu là phấn hoa, nước hoa. Còn khung cửa sổ của bé Hà được vẩy nước hoa, rắc phấn hoa quanh năm sụốt tháng! Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Từ ngày Hà lên đây thì khung cửa sổ càng thêm đẹp, thêm yêu. Hà thích ngồi bên cửa sổ nhố tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích: “Ngày xửa, ngày xưa...”. Nguyễn Quỳnh (Trích Bầu trời ngoài cửa sổ)
Vườn xuân Mùa xuân vẽ lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi. Tôi chầm chậm chiếc cổng rong bước vào. Cây muỗm khoe vồng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thăng lên trời... Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa xuân đấy. Cây muỗm là của anh cả của vườn. Góc vườn, một cây muỗm đứng sừng sững, tán lúc nào cũng rậm lá lúc nào cũng xanh, hoa lúc nào cũng đầy. Muỗm phải nở sớm đổ đơm hoa kết trái và chín bói vào giáp tết Đoan Ngọ... Hoa nhài đã trắng xoá ở bên vại nước. Hoa gọi người bằng hương, bằng sắc. Những bông hoa nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào sực nức. Hoa nhài nở vào ban đêm. Mưa xuân lác dác hoa nhài nở ra... Mùa xanh của búp của 1 vừa hé khỏi cành đã bừng bừng sức sống. Hoa cũng thế. Hoa vườn có những màu bản mà cây cọ của các hoạ sĩ chưa chắc đã hoà sắc nổi. Khi hoa nhài nở thì hoa bưởi cũng đua nhau nở. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng cũng chẳng kém gì hoa nhài, nhưng chẳng khác gì những bông thuỷ tiên thu nhỏ. Hoa thơm nức ngào ngạt mang vẻ đẹp nồng hậu của các cô gái quê. Hoa bưởi là hoa cây, còn hoa nhà là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn. Bông nhài trong cánh như nhau. Hương toả từ những cánh hoa, nhưng hương bưởi và hương ngát chẳng bao giờ lẫn. Mỗi thứ hoa có tiếng nói của riêng mình... Vườn chè sau nhà tôi cũng bắt đầu ra búp. Những búp chè xuân một tôm hai lá. Tôm màu lá mạ, lá ngấn một màu xanh non. Những chiếc lá ở dưới chân không được dầy như lá chè tháng năm, nhưng màu xanh lục ấy, ngoài vị chát còn có vị hương xuân mà trong suốt năm, những lứa chè sau không bao giờ có... Và dọc bụi tre, những lá già theo gió đông nam thổi về, trút một lượt dưới gốc. Tiếng tre kẽo kẹt là một thứ tiếng vườn. Không bao giờ quên nổi... Lá tre già bay trước gió, xao xác như thể từ đó trải một nỗi buồn nhẹ nhàng thầm kín... Nhưng cái buồn ấy dễ quên ngay, khi thấy trên các nhành tre mới những tầng, tầng lá xanh một lượt. Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông, xoan thân cành khô khỏng trước gió lạnh. Mà chỉ hơi xuân chớm đến, trên những cành cây tưởng chừng khô như chết ấy, bỗng vỡ oà ra những chùm lộc biếc. Lộc xoan màu ngọc lục sang trọng, nhìn ngấm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cà. Và trong những tầng lá những tán cây vườn ấy, mọi sinh vật đều tụ hội. Tôi nghe thấy tiếng những chú dế gọi nhau ở trong kẽ gạch, tiếng búng càng nhảy đi tìm tình của gã châu chấu tre... Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong các bụi chanh. Trên chùm hoa bưởi những cánh ong mật quay tít. Tiếng chim gáy gù gù trong bụi tre gai. Con chim đực vỗ những chớp cánh khỏe bay đi tìm mồi nuôi con, đỡ đần chim vợ.. Đàn chim mào ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang việc khác. Chú gà trống sáng bạch rồi mà tiếng gáy vẫn còn dài, còn ngân, làm cho mặt ngốc cũng phởn lên, hai chân trước toài ra phía trước, hướng về gã gà mào đỏ, có những tiếng nhăng nhắc, ngộ nghĩnh lạ thường. Ngô Văn Phú (Trích báo Giáo dục và thời đại) Loài hoa báo mùa xuân Ở mỗi vùng đất nước đều có một loài hoa báo tin mùa xuân đã về: Tây Bắc - hoa Ban, đồng bằng Bắc Bộ - hoa Đào; miền Nam - hoa Mai; Đà Lạt - hoa Anh Đào, còn ở Đắc Lắc, khi hoa cà phê nở trắng trời, đồng bào lại kháo nhau: mùa xuân sắp đến rồi. Mùa hoa cà phê nở, cả đất trời Đắc Lắc đường như tinh khiết hơn, đằm thắm hơn và duyên dáng hơn. Những cánh hoa trắng mỏng manh và nhỏ bé nhưng lại tạo ra được mùi hương quyến rũ đến diệu kì. Khi cà phê vào mùa trổ bông, cả đất trời Đắc Lắc đều ngan ngát một mùi thơm vừa nồng nàn, vừa tinh khiết. Đi đến đâu cũng ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt, quyến rũ ấy. Hương cà phê len lỏi vào tận các ngõ ngách, quyện vào trong tóc, thấm vào từng tế bào của người dân Ban Mê, nên trong hơi thở, trong giọng nói cua họ đều toả ra mùi hương kì diệu. Nếu có dịp đi dọc quốc lộ 26, quốc lộ 27, quốc lộ 14 hay những vùng trọng điểm cà phê ờ Cư M’gar, Krông Búc, Đắc Mil trong mùa cà phê nở hoa, bạn sẽ được hít thờ mùi hương nồng nàn, ngọt lịm đến đặc quánh lại ấy. Mùa nào hoa cà phê nở rộ là người dân Đắc Lắc lại khấp khởi vui mừng vì đó là dấu hiệu báo tin vụ cà phê năm sau sẽ trĩu quả. Và đã thành thông lệ, cứ mùa nào cà phê nở rộ là người dân Đắc Lắc lại tổ chức ăn Tết to hơn, vui hơn. Do đó, đối với người dân Đắc Lắc, hoa cà phê không chỉ giữ chức năng báo hiệu mùa xuân sắp về mà còn là tín hiệu dự báo một vụ mùa bội thu. Hoa cà phê không chỉ đem hương thơm cho mọi người mà còn đem niềm vui đến mọi nhà. Hoa cà phê có mùi thơm đậm và ngọt nên nó thường theo gió bay đi rất xa. Ong bướm từ khắp nơi cứ theo cái mùi quyến rũ đó mà tìm về hút nhuỵ. nhá mật nên mùa hoa cà phê cũng còn là vụ thu hoạch mật ong ở Đắc Lắc. Cứ đến tầm tháng 11, 12, khi những cánh cà phê tung ra một màu tráng xoá là từng đàn ong bướm từ các nơi đổ về vườn bay tạo thành một bức tranh đẹp và sinh động. Nếu từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy Đắc Lắc được phù một màu trắng tinh khôi đang dập dờn như những con sóng nhấp nhô. Đắc Lắc đẹp là nhờ được khoác lên mình một màu trắng trinh nguyên đó. Cà phê làm giàu cho Đắc Lắc. Hoa cà phê làm đẹp cho Đắc Lắc. Hương cà phê làm cho Đắc Lắc trở nên quyến rũ và đáng yêu hơn. Những ai sống lâu năm ở Đắc Lắc đều cảm thấy nghiện cái hương vị tuyệt vời ấy. Những ai đã từng đặt chân đến Đắc Lắc trong mùa cà phê nở hoa đểu khó có thể quên được hương vị nao lòng ấy. Cảm xúc trước vẻ đẹp trinh nguyên, dân dã này, nhiều người đã thốt lên những vần thơ rung cảm. Nhà thơ Xuân Diệu, chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê mà ông đã thốt lên: “Hoa cà phê thơm lắm em ơi Hoa cùng một điệu với hoa nhài Trong ngà tráng ngọc, xinh và sáng Như miệng em cười đâu đây thôi!” Mỗi mùa xuân Đắc Lắc lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và toả ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời Đắc Lắc trong những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn. Thu Hà (Trích báo Tiền phong số 9 -1997) Cảnh đẹp Sa Pa Chỉ mới nhắc đến cái tên Sa Pa, những ai đã một lần đến, đã cảm thấy như thu còn tắm làn da, đầu lưỡi như còn vương vị ngọt dịu lẫn chua thơm của đào. Sa Pa nằm nơi lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái ôn đới giữa thiên nhiên Việt Nam nhiệt đới là của rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú. Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Mùa thu trời đất mông lung, mờ ảo trong mây. Mùa đông, có năm tuyết trắng núi rừng. Mùa xuân ấm hơn, tuy những đỉnh núi còn chìm trong mây nhung hoa xuân đã phơi sắc trên các triền núi và trong các vườn nhà. Hoa đào hoa lê trắng ngần, hoa mơ, hoa mận thoảng hương. Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm động tháng tư, để hiện ra diện mạo thiên nhiên như mới tinh khôi: núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nợ. Những ngày hè đổ lửa đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng cỏ cây tắm gội, cho các suối dào dạt như cho các búp hoa xoè nở, cho cảnh vật biếc xanh. Mùa hè Sa Pa đúng là mùa hoa trái ôn đới. Trái cây nhiều và độc đáo. Riêng đã có mấy loại: Đào Hmông, đỏ ửng, cùi dày, giòn thơm; Đào vàng ngọt thanh, vàng. Đào Vân Nam đỏ mọng, cùi tơi như dưa bở... Và mận cũng đủ loại: mận tím, mận đỏ, mận vàng. Bên những con đường rừng, hoa phong lan từng chùm, thơm thoang thoảng du khách đến thắng cảnh Thác Bạc, trắng xoá một dòng nước từ trên đỉnh núi xuống vực sâu, toả mát một vùng. Rừng thông mượt mà, yên ả. Động Thuỷ Cung tĩnh, thạch nhũ lắm hình thù, cổng trời cao chót vót. Hang gió không dứt tiếng vi vu. Sa Pa cũng làm hài lòng những người ham thích tìm hiểu thực vật và động vật rừng núi đá. Nhiều cánh rừng già còn khá đủ loại gỗ quý: đinh, lim, sến, táu, gụ, trắc, hoàng đàn. Trong rừng là vườn chim thú quý và hiếm: công, trĩ, gà lôi, hồng hoàng, đại bàng đất và cả voi, hổ, báo, gấu, trâu rừng. Trên mảnh đất màu mỡ khí hậu mát dịu đó, ngàv nay, mọc lên đủ các loại vườn lớn làm giàu đẹp cho quốc ta: trại trồng cây thuốc, trạm thí nghiệm trồng hoa... Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang dược con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc vùng biên giới. (Lãng Vân-Trích theo Đọc văn và luyện văn) Một tiết học Sáng hôm ấy trời lạnh. Chúng em đến trường Quang Trung cùng cô giáo “Hội thi giáo viên dạy giỏi”. Chúng em bước vào phòng học mới mà trong lòng xiết bao hồi hộp. Nhìn cô cất tiếng giảng, sự hồi hộp tan biến đâu mất, chúng em tập trung nghe cô giảng bài. Cô giảng thật hay, cuốn hút chúng em vào câu chuyện phiêu lưu đầy mạo hiểm của chú Dế Mèn. Cuộc sống của Dế Mèn ngay từ chương một dã khiến em say sưa theo dõi. Từ khi tấp tểnh được mẹ cho ra ở riêng, với sức khoẻ của mình, chú chăm chỉ lao động để kiếm ăn, nuôi sống bản thân minh. Em vô cùng thích thú và say mê với cuộc sống lao động và vui chơi, ca hát của lũ côn trùng nhỏ bé này. Chúng sống một cuộc sống lành mạnh, yêu đời, yêu lao dộng. Còn chú Dế Mèn của chúng ta thật đáng yêu. Cho đến khi gây ra cái chết đáng thương của Dê Choắt, Dế Mèn đã rút ra cho minh bài học đường đời đầu tiên. Sau những giây phút đi vào cuộc hành trình cùng Dế Mèn qua cách kể gọn gàng và giọng kể hấp dẫn của một bạn, cỏ lại dưa chúng em trở về với hiện thực. Cô đặt ra cho chúng em thật nhiều câu hỏi để cùng tìm hiểu tác phẩm. Những câu hỏi của cô buộc chúng em phải suy nghĩ thật sự. Em cảm thấy rất thú vị khi cô hỏi: “Em suy nghĩ gì vể ý nghĩ của Dế Mèn khi ngồi dưới hang nghe chị Cốc mổ Choai?'", hay “Lời trăng trối của Dế Choắt giúp em có nhìn nhận mới gì đối với nhân vật này". Nhưng câu hỏi mà em thích nhất là: “Em có cử chỉ, hành động nào tỏ ra giống Dế Mèn không?”. Mỗi câu hỏi đặt ra, trán bạn nào cũng nhăn lại để suy nghĩ, và một rừng cánh tay xinh xinh nhỏ nhắn giơ lên. Chúng em bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình với cô. Chúng em đều không thích sự khôn ngoan của Mèn: chui tọt vào trong hang nằm khềnh và phê phán gay gắt những ý nghĩ hèn nhát của chú ta. Có một bạn trai nói "Lúc Mèn bày trò chơi nguy hiểm này em cứ tưởng chú ta rất anh hùng. Bây giờ thấy chú ta rúm ró dưới hang với những ý nghĩ ấy, em nghĩ chú la thật là đớn hèn”. Với câu hỏi thứ hai, có bạn rất giận Dế Choắt bởi tính tình nhút nhát yếu đuối của nó, nhưng lại có bạn tỏ ra rất thương Dế Choắt và khâm phục Choắt tuy ốm yếu nhưng rất rộng lượng và sâu sắc. Với câu hỏi sau cùng, những câu trả lời thật ngây thơ mà lí thú. Hoàng Anh thì nói rằng mình thích được ra ở riêng, sống một cuộc đời tự lập như Mèn. Một số bạn trai thì thấy mình giống Mèn hay chơi những trò dại dột. Nhưng em vẫn “khoái chí nhất là ý kiến cùa bạn Liên Phương. Bạn cho rằng mình giống Mèn ở chỗ là hay hạch sách mẹ. Cô giáo tươi cười hỏi lại: “Em hạch sách mẹ trong những trường hợp nào?”. Vừa ngượng nghịu, Liên Phương vừa thú thật đã luôn hạch sách mẹ khi được điểm cao. Cô và cả lớp cười ồ, cô vui vẻ nói: “Nếu cô là mẹ em thì cô cũng rất vui lòng được em vòi vĩnh như thế!”. Ý kiến cùa chúng em được cô khai thác. Cô không ép buộc chúng em vào ý nghĩ của cô. Cô cho chúng em tự do phát triển ý nghĩ của mình làm cho bài học thêm phong phú, đa dạng. Giảng hết bài, cô hỏi về những suy nghĩ mới mẻ của chúng em sau khi học xong bài. Chúng em ai cũng thấy hiểu hơn về Dế Mèn: Chú ta tuy có những lỗi lầm như huênh hoang, hợm mình lại hay nghịch ngợm những trò dại dột, nhưng cũng biết hối hận, để rút ra bài học quý báu trên đường đời. Đồng thời tất cả các bạn đều rút ra những bài học quý báu cho chính mình. Riêng Liên Phương lại một lần nữa có ý kiến thật độc đáo và ngộ nghĩnh là: “Em muốn gặp bác Tô Hoài để em biết mặt bác như thế nào mà bác viết truyện giỏi thế. Cả lớp lại cười ồ lên. Cô và các bác đang dự giờ cũng cười vui vẻ, cô nói chính cô cũng chưa một lần được gặp bác Tô Hoài mà chỉ được biết mặt bác qua ảnh và cô cho chúng em xem ảnh bác Tô Hoài được phóng to. Cả lớp háo hức nhìn, ngắm và bình phẩm. Em thấy khuôn mặt bác trông thật hiền hậu. Đôi mắt và cái miệng của bác ánh lên những tia vui hóm hinh. Nhìn hình bác ai cũng như được gặp gỡ với chú Dế Mèn, với chặng đường phiêu lưu của chú. Em rất thích thú khi cô cho lớp đọc theo phân vai. Các bạn đọc rất hay, giờ đọc mỗi bạn đều phù hợp với nhân vật của mình. Giờ Văn kết thúc, các bác dự 2 cho chúng em câu hỏi để làm bài xem chúng em có nắm vững bài học hay không. Vì nội dung cô hướng dẫn chúng em tìm hiểu tác phẩm sâu nên chúng em đều hiểu được bài. Em rất muốn được học nhiều giờ Văn bổ ích và lí thú như giờ Văn này. Em giờ Văn là người bạn thân tình, vì nó giúp em hiếu thêm về đời sống, tình cảm của vạn vật xung quanh em. Tả cảnh chợ tết Xuân về, búp non choàng mờ mắt thức giấc. Chim loách choách trên mái ngói đầu hồi, lảnh lót. Không biết là mưa hay sương đậu hàng hà sa số trên lá cây, bãi cỏ. Cây cối hả hê, sung sướng ngập tràn hạnh phúc. Em cùng mẹ đi chợ sắm Tết. Chợ đông nghịt. Trời còn sớm. Phía chân trời đòng ánh lên một màu vàng pha hồng phơn phớt. Thế nhưng người ở khắp ngả đường đã ùn ùn đổ về chợ như nước từ những con sông chảy về biển cả. Vai kẽo kịt, chân thoăn thoắt bước. Tiếng xe đạp lanh canh. Tiếng xe máy, ô tô xin đường gay gắt, cổng chợ chật như nêm. Mọi người chen lấn, xô đẩy. Bác coi xe rối rít huýt còi, cổng chợ tướng như nghẽn nhưng rồi ai cũng vào được chợ. Trước mắt em hiện ra rực rỡ hàng bán hoa. Hoa lay ơn màu hồng phấn, màu tuyết trắng khẽ rung rinh đùa với gió xuân hây nồng nàn. Hoa huệ, hoa quân tử, hoa hải đường rực rỡ. Khách mua hàng. Vây quanh từng bó hoa, người ngắm, người chọn liên tiếp. Cô bán hàng nhẹ nhàng chọn hoa cho khách. Cố gắng lắm mẹ và em mới chen qua được dòng người vẫn còn đông nghịt để vào sâu trong chợ. Cánh chợ xôn xao. Mặt trời nhô cao toả ánh sáng hiền hoà, ấm áp. Đủ màu áo trà trộn vào nhau như một vườn hoa dẹp mắt. Cảnh chợ nét hơn. Tiếp đến là hai hàng lá dong xanh mướt. Các cụ già ngồi bán lá vừa nhai trầu vừa mời khách, ánh mắt vui tươi. Mọi người đều bận rộn đi chật lối. Có người lâu ngày không gặp nhau chào hỏi nhau niềm nở. Rẽ sang tay trái, ngợp trước mắt em là màu vàng của trái. Trái cam vàng mọng, trái bưởi vàng sẫm, trái chuối và tươi. Người mua cam đông nghịt. Tiếng mặc cả sôi nổi. Đi tiếp là hàng bán vải rỡ muôn màu. Các cô gái đứng mua hàng cười rộ lên ngặt nghẽo. Tiếng nhạc đài trong các lều chợ vọng ra rộn ràng. Chợ mỗi lúc một đông. Đầy đủ âm thanh hòa quyện vào nhau nhiều lúc thành ra hỗn độn. Đến một quầy hàng toàn pháo là pháo, pháo mặc áo hồng nằm sát nhau. Mấy cậu bé bu quanh đông kín bàn tán xôn xao. Có cậu mua xong nổ thử. Tiếng pháo tép đẹt đùng. Mấy cậu cười vang làm khô khí buổi chợ càng sôi động. Rẽ bên phải là hàng bán thịt đông nghịt. Tiếng dao cộc cộc của mấy bác bán thịt bò hoà trong tiếng cười sôi nổi. Đi sâu vào trong là đào và quất cảnh, cả một dãy hoa đào phớt hồng chúm chím như e lệ. Những quất giấu mình dưới lá nhưng ánh nắng lại buộc chúng phải nhô chiếc áo vàng bóng. Mẹ mua một cành đào. Mọi người mua nhiều nhưng ai cũng khe khẽ chọn hoa. Chợ đông hơn nhiều. Khó khăn lắm mẹ em với dắt em lách qua được. Hàng cá cũng đông không kém. Khách đều chọn những con cá thu béo núc, vảy như được quét thêm một lớp mỡ bóng. Ngững con tôm he căng tròn nổi lên từng ngấn. Tiếng cười nói râm ran. Nắng lên, thoa hồng đôi má. Không khí náo nức, vui tươi. Có bác đứng tuổi tay giơ cao cánh đào miệng cười nói thật to: - Píp! Píp! Tránh ra cho tôi đi nào! Mọi người cười ầm vang. Cuối chợ rộ lên tiếng gà liếp nhiếp, tiếng chó sủa gâu gâu, tiếng vịt cạc cạc xen lẫn tiếng lợn con eng éc. mấy con gà thò cổ ra khỏi thúng, mắt tròn xoe ngơ ngác nhìn quanh. Thỉnh thoảng còn có hàng xúp lơ, cải bắp xanh mởn. Mấy em bé chạy lăng quăng cố chen đám người đông đúc. Mua đủ hàng mẹ dắt em bước nhanh ra cổng chợ. Tiếng mời hàng liên tiếp đuổi theo mẹ con em. Nắng lên cao rực rỡ huy hoàng. Em cùng mẹ ra về. Mọi âm thanh trong chợ vọng ra ầm ầm như tiếng sóng. HocTot.XYZ
|