Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXGiải bài tập câu hỏi thảo luận trang 14 SGK Lịch sử 11 Đề bài Nêu diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Phương pháp giải - Xem chi tiết Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 13, 14 để trả lời. Lời giải chi tiết Diễn biến chính của các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX: * Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851 - 1864): - Do Hồng Tú Toàn lãnh đạo, nổ ra ngày 1-1-1851 ở Kim Điền (Quảng Tây), sau đó lan ra nhiều địa phương khác, kéo dài suốt 14 năm. - Ngày 19-7-1864, chính quyền Mãn Thanh với sự giúp đỡ của các nước đế quốc đã tấn công Thiên Kinh, đàn áp phong trào. Cuộc khởi nghĩa thất bại. * Cuộc vận động Duy Tân năm Mậu Tuất (1898): - Năm 1898, cuộc vận động Duy tân do hai nhà nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng, được vua Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất bại vì Từ Hi Thái hậu làm chính biến. * Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX): - Là một cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc diễn ra ở miền Bắc Trung Quốc. Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây. - Nghĩa quân tấn công các đại sứ quán của nước ngoài ở Bắc Kinh. Ngay sau đó, liên quân 8 nước (Anh, Nhật Bản, Đức, Mĩ, Nga, Pháp, Áo - Hung, Italia) tiến vào Bắc Kinh, đàn áp phong trào. HocTot.XYZ
|