Nêu diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 86 SGK Lịch sử 11
Đề bài
Nêu những diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 85, 86 để trả lời.
Lời giải chi tiết
Diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 20 của thế kỉ XX được chia 2 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (đảng của giai cấp vô sản).
- Tháng 5-1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập.
- Trong những năm 1926-1927, diễn ra cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra. Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa đã làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a.
* Giai đoạn 2: Phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân tộc In-đô-nê-xi-a (đảng của giai cấp tư sản).
- Từ năm 1927, phong trào cách mạng chuyển vào tay Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản, đứng đầu là Ác-mét Xu-các-nô.
- Chủ trương: đoàn kết các lực lượng dân tộc, chống đế quốc.
- Đường lối: đấu tranh bằng con đường hòa bình và phong trào bất hợp tác với chính quyền thực dân (giống đường lối đấu tranh của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ).
- Mục tiêu: Đòi độc lập.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay
-
Lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 86 SGK Lịch sử 11
-
Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 87 SGK Lịch sử 11
-
Nêu những nét chính của phong trào dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 88 SGK Lịch sử 11
-
Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm có ý nghĩa như thế nào?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 89 SGK Lịch sử 11
-
Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Giải bài tập 1 trang 89 SGK Lịch sử 11