Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn ĐộGiải bài tập 2 trang 12 SGK Lịch sử 12 Đề bài Nêu tính chất, ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ. Phương pháp giải - Xem chi tiết dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 11, 12 để nhận xét, đánh giá. Lời giải chi tiết Tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ: * Tính chất: - Phạm vi, quy mô của phong trào: diễn ra trên địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở Bom-bay và Can-cút-ta. - Mục tiêu đấu tranh: vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ. - Lực lượng tham gia: toàn thể nhân dân Ấn Độ. ⟹ Tính chất: Cao trào cách mạng 1905 - 1908 mang đậm tính dân tộc, dân chủ, là một cuộc Cách mạng dân chủ tư sản. * Ýnghĩa: - Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ, thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, đánh dấu thời kì đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ. - Hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Á trong những năm đầu thế kỷ XX, góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. HocTot.XYZ
|