Nghệ thuật và khoa học - kỹ thuật

Tóm tắt mục III. Nghệ thuật và khoa học - kỹ thuật. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển

Mục 1

1. Kiến trúc điêu khắc: 

- Không phát triển như giai đoạn trước. (các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay).

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay

Mục 2

2. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật dân gian:

+ Hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

+ Phản ánh truyền thống cần cù, lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột, bất công trong xã hội đương thời.

- Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…

Mục 3

3. Khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Triết học: có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Y học: có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

* Ưu điểm và hạn chế

+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.

+ Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.

ND chính

Tóm tắt nội dung kiến trúc điêu khắc, nghệ thuật và khoa học - kỹ thuật thế kỉ XVI - XVIII.

HocTot.XYZ

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay