Nghị luận xã hội “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẻ bắn vào anh bằng đại bác” - Ngữ Văn 12

“Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục”: hành động gạt bỏ những gì thuộc về quá khứ, quay lưng, thờ ơ, ghẻ lạnh với quá khứ… - “Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”: mệnh đề kết quả chỉ những hậu quả phải gánh chịu khi có thái độ, hành vi quay lưng lại với quá khứ.

I. Thân bài:

1. Giải thích: - “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục”: hành động gạt bỏ những gì thuộc về quá khứ, quay lưng, thờ ơ, ghẻ lạnh với quá khứ… - “Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”: mệnh đề kết quả chỉ những hậu quả phải gánh chịu khi có thái độ, hành vi quay lưng lại với quá khứ…

→ ý nghĩa: bằng cách nói hình ảnh, tác giả muốn gửi gắm cho chúng ta một bài học nhân sinh vô cùng ý nghĩa về thái độ, cách ứng xử ở đời. Quá khứ tuy đã qua, nhưng không có nghĩa nó là vô nghĩa. Nó có thể là một quá khứ đau thương, có thể là một quá khứ huy hoàng, và dù thế nào chăng nữa, mỗi cá nhân cần biết trân trọng, gìn giữ những câu chuyện “ngày xưa” của mình. “Súng lục” chỉ sự tàn bạo, chà đạp, là hiện thân cho sự hủy hoại đến dã man, tàn bạo đến rợn người, song “đại bác” còn mang tính hủy hoại hơn rất nhiều. Vấy bẩn quá khứ hay cũng chính làm vấy bẩn tương lai của chính mình. Quá khứ cho ta những bài học từ sai lầm hay những kỷ niệm khó quên mà không gì có thể mua được, nếu ta không biết nâng niu, trân trọng nó, thay vào đó là những hành vi quay lưng, phủ nhận, gạt bỏ,… cuộc đời sẽ cho ta một tương lai không hề tốt đẹp…

2. Phân tích, giải nghĩa câu nói:
a. Tại sao?
- Cuộc đời con người là một cuộc hành trình dài khám phá bản thân mình, trong suốt cuộc hành trình đó con người không tránh khỏi những sai lầm, thậm chí những sai lầm phải trả giá rất đắt. Sai lầm có thể hiện hữu ở mọi lúc, mọi nơi, ở tương lai, hiện tại và đặc biệt là quá khứ. Tuy nhiên, những sai lầm từ quá khứ là một bài học có lẽ không giá trị vật chất nào mua được, bởi vì nó từng là những cú vấp ngã ko mong muốn trong cuộc đời mà chúng ta sẽ không hề muốn vấp thêm lần nữa. Từ đó, gạt bỏ quá khứ cũng chính là gạt bỏ những bài học vô giá từ sai lầm trong quá khứ của chúngchúng ta sẽ sống hời hợt, thiếu kinh nghiệm, và tương lai sẽ lại khiến ta vấp ngã những lần tương tự như trong quá khứ…

- Ai sống trên đời cũng từng trải qua những kỷ niệm đẹp, những năm tháng ta không thể nào quên, và ta cất gọn chúng trong chiếc hộp quá khứ và ta cất chìa khóa trong trái tim mình. Đó có thể là kỷ niệm một thời học trò, một thời sinh viên, hay trong hoàn cảnh đất nước chìm trong khói bom đó là những tháng ngày “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.” Hơn ai hết, ta cảm nhận những ký ức tươi đẹp đó sâu sắc, mãnh liệt, và ta muốn có lúc nào đó thời gian sẽ ngừng trôi để ta được sống lại giây phút đó thêm một lần. Cuộc sống thiếu đi những màu sắc kỷ niệm tươi đẹp đó có lẽ sẽ u ám hơn. Ta vô tình dẫm đạp lên quá khứ đó cũng chính là dẫm đạp lên những bông hoa ký ức tươi đẹp thắp sáng cho tâm hồn ta đến tận bây giờ và mai sau. Cuộc đời luôn muốn hỏi ta sống được những gì chứ không hỏi ta sống được bao lâu. Và những kỷ niệm trong quá khứ sẽ là câu giải đáp cho câu hỏi của cuộc sống đó…

- Gạt bỏ, thờ ơ với quá khứ cũng chính là gạt bỏ chính mình. Mỗi con người có mặt trên đời không phải từ hiện tại, cũng không phải từ tương lai, mà quá khứ đã đem ta đến giây phút hiện tại này. Quên đi quá khứ cũng chính là quên đi gốc tích, quên đi cội nguồn của ta, quên đi người cho ta sự sống. Ta được hưởng sự sống này là do ai? Ta được sống trong đất nước yên bình này là do ai? Bầu trời yên bình Tổ quốc kia chất chứa bao giọt mồ hôi, nước mắt của những người lính đã hy sinh thân mình vì quê hương. Ta được đi học, được ăn uống là do ai? Là bố mẹ, là ông bà, hay là tổ tiên ta bao đời nay, cho ta sự sống và nuôi nấng ta đến bây giờ…

b. Như thế nào?
- Cuộc sống vẫn còn những bông hoa đẹp thể hiện lối sống nâng niu, gìn giữ quá khứ: nhớ ơn Bác Hồ, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày quân đội nhân dân Việt Nam,…(dẫn chứng)

- Song vẫn còn những người lấy quá khứ chà đạp lên để sống cho hiện tại. Họ sống vô ơn, hời hợt, ko coi trọng gốc gác, tổ tiên, đi vào vết xe đổ của những người đi trước, kết cục bị đẩy vào con đường sa đọa, trở thành gánh nặng cho xã hội…(dẫn chứng)

3. Bài học nhận thức:
- Bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, hoàn thiện nhân cách mỗi con người: biết nâng niu, gìn giữ quá khứ, cuộc sống sẽ mỉm cười với ta hơn. Ngược lại, chà đạp, vấy bẩn quá khứ để sống sẽ dẫn đến những bài học để đời.

- Mở rộng, nâng cao: Nâng niu, trân trọng quá khứ là một lối sống đẹp, thể hiện con người biết sống. Nhưng người sống đẹp còn phải biết chắt lọc bài học từ trong quá khứ, rút ra những j nên làm và không nên làm cho bản thân, ko mù quáng mà níu kéo quá khứ mãi mãi để rồi mất đi hiện tại, tương lai, và khi đó, cuộc sống càng trở nên u tối hơn…

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close