Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng gì xảy ra?
Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng gì xảy ra? Hình 9-3 mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối, dựa vào đó, em hãy giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
Đề bài
- Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng gì xảy ra?
- Hình 9-3 mô tả cơ chế của phản xạ đầu gối, dựa vào đó, em hãy giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ.
- Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, em thấy bắp cơ ở trước cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
Video hướng dẫn giải
Lời giải chi tiết
- Ta thấy từ đầu gối xuống đá lên phía trước, đó là phản xạ đầu gối.
- Dùng búa cao su gõ nhẹ vào xương bánh chè → kích thích vào cơ quan thụ cảm → phát sinh 1 xung thần kinh → theo dây thần kinh hướng tâm về tủy sống → phát đi xung thần kinh → theo dây thần kinh li tâm tới cơ đùi → cơ đùi co kéo cẳng chân lên phía trước.
- Gập cẳng tay vào sát với cánh tay ta thấy bắp cơ trước cánh tay to hơn bình thường do 2 đầu co lại.
Vì cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi co cơ làm xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể. Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
→ Như vậy, khi có 1 kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung tâm thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm co cơ.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay
-
Quan sát hình 9 -4, em hãy cho biết sự co cơ có tác dụng gì?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 33 SGK Sinh học 8.
-
Bài 1 trang 33 SGK Sinh học 8
Giải bài 1 trang 33 SGK Sinh học 8. Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ ?
-
Bài 2 trang 33 SGK Sinh học 8
Giải bài 2 trang 33 SGK Sinh học 8. Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co. Giải thích hiện tượng đó
-
Bài 3 trang 33 SGK Sinh học 8
Giải bài 3 trang 33 SGK Sinh học 8. Có Khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa ? Vì sao ?
-
Lý thuyết bài cấu tạo và tính chất của cơ
I - Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm rất nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết.