Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường

Tóm tắt mục IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục 1

1. Các chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951)

- Cuối 1950 ta chủ động mở ba chiến dịch:

+ Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Trung du).

+ Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Đường số 18).

+ Chiến dịch Quang Trung (Hà - Nam - Ninh)

- Đây là các chiến dịch tiến công có quy mô lớn, đánh vào vùng trung du và đồng bằng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, nhưng kết quả hạn chế vì địa bàn có lợi cho địch.

Mục 2

2. Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952

- Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mạch máu giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu IV.

- Ngày 09-11-1951, Đơ Lát đơ Tát-xi-nhi tiến đánh Chợ Bến, Hòa Bình. => Ta mở chiến dịch phản công ở Hòa Bình nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch bình định của chúng và đẩy mạnh phong trào du kích.

- Kết quả: giải phóng khu vực Hòa Bình - sông Đà với 15 vạn dân, căn cứ du kích mở rộng từ Bắc Giang xuống Hòa Bình.

- Ý nghĩa: Là thắng lợi của nghệ thuật chỉ đạo chiến đấu phối hợp giữa chiến trường chính với chiến trường cả nước.

Mục 3

3. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952

- Tây Bắc là vùng chiến lược quan trọng, Pháp đã chiếm đóng, từ đó uy hiếp căn cứ Việt Bắc và che chở cho căn cứ Thượng Lào của chúng.

- Từ 14-10-1952 đến 10-12-1952, ta tiến công Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.

Lược đồ chiến dịch Tây Bắc

- Kết quả: ta giải phóng 28.000 km2 với 25 vạn dân gồm Nghĩa Lộ, Sơn la (trừ Nà Sản), Yên Bái, 4 huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái; phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

Mục 4

4. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953

- Thượng Lào là vùng chiến lược quan trọng, là hậu phương an toàn của địch.

- Đầu 1953, ta phối hợp với Pathét Lào mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh kháng chiến ở Lào.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Hoàng thân Xuphanuvong

- Kết quả: giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa-lì với trên 30 vạn dân.

ND chính

- Từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 đến trước đông - xuân 1953 - 1954, quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

- Liên tiếp giành thắng lợi với những chiến thắng tiêu biểu: chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951); chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952; chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952 và chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close