Phân tích đoạn thơ sau: "Những đường Việt Bắc của ta...Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng" trong bài Việt Bắc - Tố HữuBài thơ Việt Bắc được trích trong tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954) của Tố Hữu. Bài thơ đã bộc lộ nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng (cũng chính là nhà thơ) đối với chiến khu Việt Bắc khi rời chiến khu về thủ đô Hà Nội.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Tố Hữu - Giới thiệu bài thơ Việt Bắc - Giới thiệu đoạn trích II. Thân bài - Phân tích 12 câu thơ trên thành 2 luận điểm: + Luận điểm 1: 8 câu đầu chính là khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam + Luận điểm 2: 4 câu còn lại chính là khí thế, niềm vui chiến thắng tại các chiến trường khác nhau. - Chi tiết như sau: 1. Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam + 2 câu đầu: Mở ra một cảnh tượng sôi động của Việt Bắc trong những đêm hành quân vào chiến dịch: - “Những đường Việt Bắc”: không gian vô cùng rộng lớn. - Điệp từ “đêm đêm” “thời gian liên tục tiếp nối. - So sánh “như là đất nung” + từ láy “rầm rập” →Khí thế hào hùng làm rung đất chuyển trời. - Sự lớn mạnh của quân đội ta về lực lượng, khí thế. + 6 câu tiếp: Sự phối hợp các lực lượng chiến đấu: * Đoàn quân: - Từ láy: “ điệp điệp trùng trùng” ” những đoàn quân tiếp nhau bước đi như những đợt sóng trào kéo dài vô tận. - Hình ảnh “ánh sao đầu súng” là một tứ thơ đẹp gợi nhiều liên tưởng: - Nghệ thuật nhân hóa: ánh sao theo chân đoàn quân, treo lơ lửng trên đầu súng, soi sáng khắp các ngả đường hành quân - thiên nhiên đã thành người bạn đồng hành cùng chiến sĩ. - Ẩn dụ: ánh sao - lí tưởng cách mạng luôn soi sáng dẫn đường, đến tương lai tươi sáng - niềm tin tưởng lạc quan đầy khí thế. * Đoàn dân công: - Những bó đuốc đỏ rực soi đường, làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn quân dân công tiếp lương, tải đạn với đủ cả: già, trẻ, gái, trai… họ đến từ những miền quê với đủ mọi phương tiện chuyên chở: xe đạp thồ, gùi, cáng…quyết tâm kiên cường vượt qua khó khăn nguy hiểm để bảo đàm vũ khí, thuốc men, lương thực…cho tiến tuyến. - Cách nói cường điệu “bước…bay”: vừa diễn tả lực lượng đông đảo vừa diễn tả một sức mạnh hùng hậu phục vụ chiến trường. Cuộc chiến đấu cảu ta là đấu tranh nhân dân, đã phát huy sức mạnh toàn dân. - Hình ảnh thơ thật đẹp “ muôn tàn lửa bay”, “đỏ đuốc” →xua tan những lạnh lẽo, tăm tối nơi rừng núi. - Từ láy” điệp điệp” “trùng trùng” + từ “nát đá” →góp phần tạo nên âm điệu hùng tráng mạnh mẽ. * Đoàn ô tô quân sự: - Hình ảnh “ đèn pha bật sáng” → ánh sáng rực rỡ xuyên thủng đêm dày tăm tối. - Hình ảnh ẩn dụ: “nghìn đêm” Quá khứ nô lệ. “sương dày”: những khó khăn vất vả, thiếu thốn trong hiện tại. - So sánh: “Như ngày mai lên” “niềm tin tưởng, lạc quan →hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng cho tương lai tươi sáng của đất nước. - Nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, gấp gáp. Âm hưởng hào hùng, sôi nổi nào nức; hình ảnh thơ hoành tráng, mỹ lệ. - Đoạn thơ tràn ngập ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, ánh đèn pha…, ánh sáng của niềm tin tưởng, niềm vui tràn ngập. Tất cả tạo thành khúc hùng ca chiến thắng. Việt Bắc không còn là của mình hay là cảu riêng ta mà là của ta – của chúng ta, của tất cả mọi người Việt Nam kháng chiến. 2. Niềm vui khi tin chiến thắng cũa mọi miền đất nước tiếp nối báo về: - Điệp từ ”vui” như tiếng reo mừng chiến thắng, cảm xúc náo nức, vui sướng, tự hào khi tin vui chiến thắng dồn dập đổ về từ khắp mọi miền đất nước. - Liệt kê những địa danh kết hợp từ “trăm miền” mở ra không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam. - Nhịp điệu thơ dồn dập, tươi vui, náo nức cho thấy tốc độ thần kỳ, nhanh chóng của những chiến thắng. - Những từ: “vui về”, “vui lên”, ‘vui từ” đã đặt Việt Bắc làm tâm điểm của mọi niềm vui. - Giọng thơ say mê, náo nức tràn ngập niềm vui sướng trong lòng hàng triệu con người từ bắc chí nam. III. Kết bài: - Khái quát vấn đề Bài tham khảo Mẫu 1 BÀI LÀM Bài thơ Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu viết vào tháng 10 - 1954, tức sau chiến thắng Điện Biên Phủ (5 - 1954), miền Bắc được giải phóng. Các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc (thủ đô của cuộc kháng chiến) về Hà Nội. Sự lưu luyến kẻ ở người về là nguồn cảm xúc lớn cho Tố Hữu viết nên bài thơ này. Bài thơ Việt Bắc được trích trong tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954) của Tố Hữu. Bài thơ đã bộc lộ nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng (cũng chính là nhà thơ) đối với chiến khu Việt Bắc khi rời chiến khu về thủ đô Hà Nội. Bài thơ là lời ca ngợi phong cảnh và con người Việt Bắc: cảnh vật Việt Bắc đẹp, hùng vĩ... con người Việt Bắc đáng yêu, cảnh vật và con người nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công là làm nên những kỉ niệm thật vô cùng sâu sắc mà nhà thơ không thể nào quên được. Đặc biệt, trong bài thơ, Tố Hữu đã viết nên một khúc ca hùng tráng về con người kháng chiến và cuộc kháng chiến. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn thơ sau: Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như lá đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng. Bài thơ có tiêu đề là Việt Bắc. Việt Bắc được xem là quê hương của cách mạng, ở đây có Pắc Pó, nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi Người trở về nước (tháng 2/1941), ở đây, diễn ra hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám, thành lập mặt trận Việt Minh. Việt Bắc lại có mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào - nơi họp Quốc dân đại hội ngày (16/8/1945) bầu ra ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc và cũng là nơi xuất phát của đội quân cách mạng tiến về giải phóng Thái Nguyên. Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc là một chiến khu vững chãi, nơi đóng các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Việt Bắc cũng là nơi chứng kiến biết bao nhiêu chiến công oanh liệt, thể hiện khí thế hào hùng của quân và dân ta trong chín năm kháng chiến. Thứ nhất, đoạn thơ đã tái hiện lên những hình ảnh hào hùng của quân và dân ta trong kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến toàn dân. Các tầng lớp nhân dân bất phân già trẻ, gái trai, lớn bé đều tham gia kháng chiến. Trong đó, nổi bật nhất là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Người lính thời chống Pháp đã trải qua biết bao nhiêu hi sinh gian khổ nhưng rất hùng tráng và đầy lạc quan. Hình ảnh hào hùng của đoàn quân ấy được thể hiện trong hai câu đầu của đoạn thơ: Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Hai từ láy “điệp điệp" và “trùng trùng" đi liền nhau ở câu thơ có sức gợi tả đó, nó vừa gợi lên hình ảnh của một đoàn quân đông đúc, vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào hùng của một đoàn quân. Đoàn quân ra mặt trận hùng tráng, mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù. Câu thơ thứ hai đưực ngắt theo nhịp 4/4: "Ánh sao đầu súng / bạn cùng mũ nan" càng làm tăng thêm vẻ đẹp của người lính - một vẻ đẹp vừa mang tính lãng mạn vừa mang tính hiện thực sâu sắc. Hình ảnh “Ánh sao đầu súng" có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân như "Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu; “ánh sao đầu súng" ấy cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi, như nhà thơ Vũ Cao trong bài Núi đôi đã viết: Anh đi bộ đội sao trên mũ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường Góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta có cả một tập thể quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những “dân công đỏ đuốc từng đoàn" tải lương thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường. Hình ảnh của họ cũng thật đẹp, thật hào hùng và đầy lạc quan không kém những người lính: Dân công đỏ đuốc từng đoàn Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay Bằng một cách nói cường điệu “dấu chân nát đá ”, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh yêu nước, yêu lí tưởng cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù của người nông dân lao động. Người nông dân lao động (lực lượng nòng cốt của cách mạng) là lực lượng góp phần rất lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn sau này - Họ là những người nông dân đôn hậu, chất phác, lớn lên từ bờ tre, gốc lúa nhưng họ đi vào cuộc kháng chiến với tất cả những tình cảm và hành động cao đẹp, họ bất chấp những hi sinh, gian khổ, chấp mưa bom bão đạn của quân thù, đạp bằng mọi trở lực để đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước và lí tưởng cách mạng như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nói trong bài Đất Nước: Ôm đất nước những người áo vải Đã đứng lên thành những anh hùng. Hai hình ảnh "dấu chân nát đá" và “muôn tàn lửa bay" đã thể hiện cái khí thế hào hùng đó của nhân dân. Dù có trải qua bao nhiêu gian khổ, có nghìn đêm đi trong “thăm thẳm sương dày" nhưng niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi vẫn sáng ngời. Như “ngọn đèn pha bật sáng” giữa cái “nghìn đêm thăm thẳm sương dày" ấy, mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó chính là ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường cho dân tộc ta bước qua đêm trường nô lệ để đến một ngày mai tươi sáng, một thời đại thắng lợi huy hoàng của cách mạng - một thời đại độc lập, tự do: Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Chính những sức mạnh ấy, niềm tin ấy đã đem lại những niềm vui chiến thắng. Những tin vui chiến thắng dồn dập, liên tục trên nhiều mặt trận được gửi về làm nức lòng quân và dân ta: Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng Điệp từ “vui" được lặp đi lặp lại nhiều lần gợi lên những đợt sóng tình cảm trào dâng, đợt sóng này kế tiếp đợt sóng kia cứ dâng lên, dâng lên mãi, tràn ngập tâm hồn nhà thơ, trong lòng quân dân cả nước. Với lối thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, với chất thơ trữ tình cách mạng, thật sôi nổi, hào hùng, thiết tha, nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ này đã thể hiện nổi bật khí thế hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc; đồng thời đoạn thơ còn thể hiện niềm lạc quan cách mạng, ý chí chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, làm nên những chiến thắng vẻ vang, mang niềm vui về cho dân tộc. Đoạn thơ như một đoạn sử thi của cuộc kháng chiến chống Pháp. HocTot.XYZ Bài tham khảo Mẫu 2 Tố Hữu là một trong những lá cờ đấu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu có thể kể đến Việt Bắc. Bài thơ được in trong tập Việt Bắc - là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến. Nổi bật trong bài thơ là khung cảnh ra trận. Những hình ảnh chiến đấu hào hùng, những hoạt động sôi nổi, tinh thần sục sôi chiến đấu âm vang trong những câu thơ trong phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đậm chất sử thi đã miêu tả một cách hùng tráng. “Những đường Việt Bắc của ta Cách nói "Những đường Việt Bắc" cho thấy không gian rộng lớn, tiếp nối nhau. Cụm từ “đêm đêm” nhằm tả thời gian dài kết hợp với từ láy “rầm rập” âm thanh phối hợp cùng nhịp thơ 2/2 gợi tả bước chân hành quân đều nhịp, chắc khỏe. Tác giả sử dụng biện pháp nói quá “đất rung” chứng tỏ sức mạnh đoàn quân phi thường. Đường hành quân gian lao, nguy hiểm nhưng chiến sĩ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, mây trời, niềm vui ngắm cảnh, điều đó cho thấy lòng yêu đời, lạc quan, tin vào tương lai. Hình ảnh “mũ nan” ý chỉ người chiến sĩ ra chiến trường mang theo mối tình quân dân để tiếp thêm động lực chiến đấu. Trong câu thơ tiếp theo, “đầu súng” gợi cảnh chiến tranh, còn “ánh sao” vẽ ra khung cảnh thanh bình, tương lai tươi sáng hay ánh sao còn ẩn dụ cho đôi mắt người yêu. Có thể thấy, đoàn dân công xuất hiện với ánh đuốc sáng gợi không khí lao động hăng say, phá đá mở đường. Ánh sáng đó toát lên sức mạnh, khí thế và gieo lên niềm tin tươi sáng. Hình ảnh “bước chân nát đá” tô đậm sức mạnh vĩ đại của đoàn dân công. Trước sức mạnh đó, đoàn quân ra trận gửi về bao chiến công vang dội, làm chấn động địa cầu: "Tin vui chiến thắng trăm miền Tác giả đã liệt kê các địa danh để thấy chiến thắng dồn dập, tưng bừng. Điệp từ “vui” diễn tả niềm hồ hởi, phấn khích vô biên trong chiến thắng. Tóm lại, những câu thơ trên đã tái hiện lại khung cảnh ra trận đầy hào hùng, sôi nổi của dân tộc. Qua đây, có thể khẳng định, Việt Bắc là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
|