Phép chiếu phương vị
Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.
1. Phép chiếu phương vị
- Khái niệm: Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.
- Có 3 phép chiếu phương vị đó là:
+ Phép chiếu phương vị đứng.
+ Phép chiếu phương vị ngang.
+ Phép chiếu phương vị nghiêng.
- Cách tiến hành: Cho mặt chiếu (giấy vẽ bản đồ) tiếp xúc với cực của Địa Cầu sao cho trục của Địa cầu vuông góc với mặt chiếu.
- Phép chiếu phương vị bảo đảm chính xác ở khu vực trung tâm bản đồ, càng xa trung tâm càng kém chính xác.
- Thường dùng để vẽ bàn đồ khu vực quanh cực.
HocTot.XYZ
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay
-
Phép chiếu hình nón
Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình nón, sau đó triển khai mặt chiếu hình nón ra mặt phẳng
-
Phép chiếu hình trụ
Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng.
-
Dựa vào hình 1.3b, em hãy cho biết theo phương phép chiếu hình này, khu vực nào của bản đồ chính xác, khu vực nào kém chính xác ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 5 SGK Địa lí 10
-
Dựa vào hình 1.5a, hãy cho biết khi thể hiện trên mặt chiếu : vĩ tuyến tiếp xúc với hình nón và các vĩ tuyến không tiếp xúc với hình nón, vĩ tuyến nào chính xác, vĩ tuyến nào không chính xác ?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 6 SGK Địa lí 10